Ngành Công Nghệ Thông Tin: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành công nghệ thông tin

Với xu hướng phát triển 4.0 như hiện nay, Công nghệ thông tin đang là ngành đào tạo mũi nhọn, có tính ứng dụng quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Vì thế, đây là ngành học vô cùng hấp dẫn và được nhiều sinh viên đam mê công nghệ lựa chọn theo đuổi. Vậy ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường có thể làm những công việc gì? Hãy cùng Navigates tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là ngành gì?

Đây là ngành học chuyên đào tạo sinh viên có khả năng sử dụng, khai thác và tối ưu khả năng của máy tính, công nghệ. Nhờ đó, con người có thể cải tiến quá trình lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin tốt hơn.

Các nhân sự ngành này có thể sửa chữa, bảo trì, xây dựng và phát triển các hệ thống, phần mềm chuyên sâu nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đời sống. Họ được đào tạo về hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm) nhằm mục đích xử lý thông tin, thiết kế và vận hành các hệ thống máy tính. 

Do xu hướng công nghệ hóa mọi mặt như hiện nay, ngành này đã trở thành ngành có tiềm năng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên theo học ngành này.

Học Công nghệ thông tin đào tạo những gì?

Công nghệ thông tin có những chuyên ngành gì?

Ngành có những chuyên ngành quan trọng và hữu ích
Công nghệ thông tin có những chuyên ngành quan trọng và hữu ích

Khi theo học, sinh viên có thể lựa chọn các chuyên ngành sau:

  • Hệ thống thông tin: Đào tạo chuyên sâu về cả phần cứng và phần mềm dùng để thu thập, xử lý, phân phối dữ liệu. Chuyên ngành đặc thù này sẽ giúp sinh viên tổng hợp các dữ liệu thông tin theo nhu cầu của khách hàng như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh. 
  • An toàn thông tin: Là chuyên ngành trực tiếp xây dựng và đảm bảo tính bảo mật của thông tin. Đồng thời, chuyên ngành này còn đào tạo các nghiệp vụ và kiến thức bảo vệ hệ thống thông tin thông qua các kiến thức về thiết kế và quản trị hệ thống mạng lưới, dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin,…
  • Kỹ thuật phần mềm: Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được nghiên cứu về quy trình hoạt động và vận hành, bảo trì của hệ thống phần mềm. Đồng thời họ được đào tạo các kỹ năng để tiến hành thử nghiệm chất lượng, giám sát và phát triển các phần mềm, ứng dụng, website. 
  • Trí tuệ nhân tạo: Chuyên ngành nghiên cứu cách xây dựng, phát triển trí tuệ nhân tạo và cách ứng dụng chúng trong đời sống để thực hiện tự động các nhiệm vụ như thu thập, phân tích dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và phức tạp, đề xuất chiến lược hoặc chỉ đơn giản là hỗ trợ các công việc trong gia đình.
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quy trình thiết kế, xây dựng các loại hệ thống mạng máy tính, bao gồm hệ thống nội bộ và diện rộng. 
  • Thiết kế Multimedia: Tại đây, sinh viên được đào tạo cách sử dụng công cụ, các phần mềm đồ họa để thiết kế website, nhân vật cho game, phim,…

Nhìn chung, ngành học được phân chia khá đa dạng, tập trung vào những lĩnh vực thiết thực, mở ra nhiều ngành nghề hấp dẫn trong thời đại số hóa. Do đó, sinh viên càng nên phân tích kỹ lưỡng, dựa trên khả năng và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai để lựa chọn chuyên ngành ưng ý.

Ngành Công nghệ thông tin đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Lập trình là kỹ năng bắt buộc khi theo học
Lập trình là kỹ năng bắt buộc khi theo học

Khi theo học Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được làm quen với các kỹ năng, kiến thức như::

  • Kiến thức về khoa học máy tính, mạng máy tính: Đây là nội dung đào tạo quan trọng giúp sinh viên am hiểu về máy tính, mạng máy tính và những vấn đề liên quan nhằm áp dụng vào các công việc như lập trình, giám sát thông tin, thống kê và tính toán số liệu, thiết kế web, ứng dụng,… trong thực tiễn.
  • Kỹ năng lập trình: Sinh viên được đào tạo các ngôn ngữ lập trình như Java, C++,… để có thể xây dựng, vận hành và khai thác các phần mềm, ứng dụng.
  • An toàn và bảo mật thông tin: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nội dung không thể thiếu trong ngành này. Những kiến thức này giúp sinh viên có thể phát hiện, ngăn chặn và phòng tránh rò rỉ thông tin, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng mềm: Sinh viên được đào tạo các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic, tư duy sáng tạo, tin học, ngoại ngữ,… Để phát triển và đáp ứng tốt yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, hiện đại, sinh viên cần tự bổ sung các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ để hội nhập và mở rộng khả năng của bản thân.

Theo chúng tôi đánh giá, các kỹ năng, kiến thức của ngành rất đặc thù, có độ khó rất cao. Các bạn sinh viên theo ngành này cần thực sự chăm chỉ, phải thực hành nhiều, chủ động tìm tòi, tự học để có thể đáp ứng yêu cầu của ngành.

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì và thu nhập bao nhiêu? 

Sinh viên ra trường có thể làm các công việc liên quan đến công nghệ, máy tính với thu nhập khá tốt, trung bình trên 10 triệu/ tháng.

Làm IT liệu thu nhập có khủng
Làm IT liệu thu nhập có khủng?

Sinh viên ra trường có thể làm các công việc:

  • Lập trình viên: Là người viết ra chương trình máy tính và phần mềm kỹ thuật, lập trình web, hệ thống thông tin,…
  • Kiểm tra chất lượng phần mềm: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của các sản phẩm kỹ thuật, phần mềm máy tính,…
  • Chuyên viên phân tích hệ thống: Chịu trách nhiệm quản lý, tìm hiểu và phân tích về các yếu tố cần nâng cấp để cải tiến hệ thống quản lý và các phần mềm, dữ liệu trong bộ máy của công ty, tổ chức. 
  • Kỹ sư AI: Chuyên nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên mạng lưới thông tin đã tập hợp.
  • Chuyên gia an toàn và bảo mật thông tin: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, bảo trì và xây dựng các hệ thống bảo mật cho các công ty và tổ chức. 
  • Nhân viên bảo trì công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính của công ty, theo dõi, bảo trì và sửa chữa hệ thống khi có vấn đề.

Theo đó, sinh viên vừa ra trường thường sẽ có mức lương có thể khởi điểm ở mốc 10 triệu/ tháng. Kế tiếp, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực, lương nhân viên IT thường sẽ dao động từ 15-25 triệu/ tháng. Khi có kinh nghiệm, lên tới chức vụ cao hơn như manager/ director, mức lương có thể lên tới trên 50 triệu đồng/ tháng.

Với tính chất quan trọng và nhu cầu nhân sự như hiện nay, chúng tôi đánh giá rằng cử nhân có rất nhiều cơ hội công việc với mức lương hấp dẫn hơn đa số ngành nghề khác.

Ngành Công nghệ thông tin phù hợp với ai?

Đây sẽ là ngành học phù hợp với các bạn đam mê công nghệ, cẩn thận, có tư duy logic và khả năng ngoại ngữ tốt.

  • Niềm đam mê với máy tính, công nghệ thông tin: Đây là một trong những yếu tố chất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn vượt qua hàng giờ đối diện với chiếc máy tính để viết phần mềm, chương trình mà không cảm thấy nản chí hay nhàm chán. 
  • Chỉn chu, cẩn thận, nhẫn nại: Đây là một ngành rất khắt khe, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Trong quá trình thiết kế hay chỉnh sửa các cơ sở dữ liệu, mỗi một lỗi nhỏ đều có thể tạo ra những tác động đến toàn bộ chương trình. 
  • Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Ngoài những kiến thức đã được đào tạo tại trường, ngành này bắt buộc bạn phải trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ mỗi ngày để bắt kịp xu thế.
  • Ngoại ngữ tốt: Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu trong thời đại hiện nay, nhất là ngành mang tính quốc tế như Công nghệ thông tin. Các ngôn ngữ lập trình cũng được viết bằng tiếng Anh, đòi hỏi người theo ngành phải thông thạo biết thứ ngôn ngữ này mới có thể sử dụng.
  • Có tư duy logic tốt: Để học được bạn bắt buộc phải có tư duy logic tốt. Nội dung của ngành học này chú trọng những con số và thuật toán, yêu cầu tính chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy, tư duy tốt chính là một trong những thế mạnh giúp bạn theo đuổi ngành này tốt hơn.

Học Công nghệ thông tin ở đâu?

Các bạn có thể học ở các trường đại học chuyên về công nghệ, kỹ thuật trên cả nước, thi tuyển bằng các khối tự nhiên.

Ngành Công nghệ thông tin thi khối nào? 

Công nghệ thông tin có thể thi các khối A01, A00, D01, D07, D10, D90 và một số khối thi tự nhiên khác.

Theo chúng tôi nhận định, ngành học tuyển sinh dựa trên các khối thi thiên về tự nhiên. Do đó, thí sinh có thể cân nhắc ôn tập và chuẩn bị kiến thức cho các môn học này từ sớm để có thể thi tuyển vào ngôi trường mong muốn thuận lợi hơn.

Top những trường đào tạo Công nghệ thông tin tốt nhất?

Nên học Công nghệ thông tin ở đâu tốt nhất vẫn là câu hỏi chung của học sinh
Nên học Công nghệ thông tin ở đâu tốt nhất vẫn là câu hỏi chung của học sinh

STT

Tên trường

Điểm chuẩn 2022

1

Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM

27.9

2

Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM

27.5

3

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

25.85-27.25

4

Đại học Kinh tế quốc dân

27

5

Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

26.65

6

Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

24.55

Nhìn chung, điểm xét tuyển ngành học năm 2022 tại các trường đại học dao động ở mức 26-28 điểm. Chúng tôi nhận định đây là mức điểm chuẩn rất cao, đòi hỏi thí sinh phải có học lực thực sự xuất sắc.

Nếu có đủ học lực, thí sinh nên lựa chọn các trường như Đại học Quốc tế và Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoặc. Đây là những trường top đầu có chất lượng đào tạo ngành này được đánh giá tốt nhất hiện nay.

Những hiểu lầm về ngành là gì?

Những hiểu lầm chủ yếu liên quan đến đặc thù công việc của ngành này như Công nghệ thông tin không dành cho nữ giới, học ngành này phải biết sửa các thiết bị điện tử.

Những tin đồn có thể gây hoang mang cho sinh viên
Những tin đồn có thể gây hoang mang cho sinh viên
  • Ngành học không dành cho nữ: Với môi trường áp lực và cường độ làm việc cao,đây đang là ngành rất ít nữ giới. Nhưng điều này không đồng nghĩa con gái không thể học. Nếu đủ chăm chỉ và nỗ lực, các bạn nữ hoàn toàn có thể làm việc trong ngành này.
  • Học Công nghệ thông tin phải biết sửa nhiều thứ: Một điều khiến dân IT dở khóc dở cười chính là quan điểm “Học IT cái gì cũng biết”, từ sửa máy tính, tivi,… đến mạng internet. Như đã giới thiệu ở trên, nghề IT sẽ có những việc chuyên môn như lập trình, viết mã lệnh,… chứ không thiên về sửa chữa kỹ thuật.

Những thách thức khi học ngành là gì?

Những thách thức của ngành nằm ở nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và áp lực công việc rất lớn.

Công nghệ thông tin là lĩnh vực ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Công nghệ thông tin là lĩnh vực ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Để trở thành một chuyên viên IT xuất sắc đồng nghĩa bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như:

  • Môi trường làm việc khép kín, khó giao tiếp: Đa số dân IT sẽ chỉ ngồi đối diện với máy tính trong suốt thời gian làm việc và ít khi ra ngoài. Điều đó có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội.
  • Dễ mắc bệnh nghề nghiệp: Là nhân viên IT, hàng ngày bạn sẽ đối mặt với lượng công việc rất lớn và phải ngồi nhiều giờ liên tục. Với sự áp lực và căng thẳng, bạn có thể gặp các bệnh béo phì, đau cột sống và các vấn đề tâm lý như stress, khó chịu, dễ gắt gỏng hơn. 
  • Làm thêm giờ là điều bình thường: Trong môi trường công nghệ với khối lượng công việc rất lớn, việc thường xuyên tăng ca là đặc thù của công việc để nhân viên có thể hoàn thành deadline đúng thời hạn đề ra.

Kết luận

Bài viết này đã giải đáp Công nghệ thông tin là gì và những cơ hội khi theo đuổi ngành học này. Qua đánh giá về xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, chúng tôi nhận định rằng Công nghệ thông tin hứa hẹn mang đến rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Ngành này rất phù hợp với những ai có tư duy logic tốt và yêu thích công nghệ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các sĩ tử hiểu rõ hơn về ngành này, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong kỳ thi tuyển đại học.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo