Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành công nghệ thực phẩm

Trong bối cảnh đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó, Công nghệ thực phẩm dần trở thành ngành hot, được nhiều bạn học sinh chuẩn bị thi đại học quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngành Công nghệ thực phẩm là gì. Cùng Navigates tìm hiểu ngay về ngành học này trong bài viết sau!

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

 Công nghệ thực phẩm là gì
Công nghệ thực phẩm là ngành gì

Công nghệ thực phẩm (Food Technology) là ngành đào tạo đại học liên quan đến sản xuất, nghiên cứu, chế biến thực phẩm. Ngành đào tạo ra đội ngũ nhân lực làm công việc nâng cao giá trị của các sản phẩm thực phẩm, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Navigates, với nhu cầu thực phẩm lớn như hiện nay, ngành này có tiềm năng phát triển rất lớn và cần rất nhiều nhân lực.

Công nghệ thực phẩm đào tạo gì?

Chuyên ngành của Công nghệ thực phẩm

Ngành học chia làm nhiều chuyên ngành nhỏ
Công nghệ thực phẩm chia làm nhiều chuyên ngành nhỏ

Công nghệ thực phẩm có các chuyên ngành:

  • Hóa sinh học và vi sinh thực phẩm: Đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghiên cứu thành phần thực phẩm, kiến thức quản lí chất lượng và xử lí rủi ro sản phẩm, phù hợp với những bạn đam mê công việc nghiên cứu.
  • Công nghệ chế biến: Đào tạo nhân lực làm công việc bảo quản, chế biến thực phẩm bằng các quy trình sản xuất hiện đại, phù hợp với những bạn có sức khỏe tốt, định hướng làm việc trong các nhà máy sản xuất thực phẩm.
  • An toàn thực phẩm và phân tích sản phẩm: Đào tạo nguồn nhân lực hiểu rõ tiêu chuẩn về một sản phẩm an toàn, từ đó có thể đánh giá, phân tích các sản phẩm, thực phẩm, phù hợp với những bạn muốn làm công việc kiểm định, đánh giá sản phẩm.
  • Dinh dưỡng: Đào tạo các kiến thức về chất dinh dưỡng, cấu trúc sinh học của cơ thể con người,… để có thể đưa ra các công thức thực phẩm đảm bảo an toàn, phù hợp với những bạn có định hướng làm việc tại các bệnh viện, phòng nghiên cứu.

Navigates đánh giá ngành học này có các chuyên ngành rất đa dạng. Công nghệ chế biến sẽ phù hợp với những bạn hướng tới công việc quản lý sản xuất trong các nhà máy. Các chuyên ngành còn lại sẽ phù hợp với những bạn có nguyện vọng theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong các bệnh viện, viện nghiên cứu, công ty thực phẩm.

Công nghệ thực phẩm đào tạo những kỹ năng gì?

Công nghệ thực phẩm đào tạo nhiều kỹ năng chuyên biệt
Công nghệ thực phẩm đào tạo nhiều kỹ năng chuyên biệt
  • Kỹ năng tự nghiên cứu: Khả năng phân tích, nghiên cứu sẽ giúp bạn có thể đánh giá các sản phẩm, tổng hợp ra những công thức thực phẩm phù hợp. 
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Công nghệ có vai trò quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Sinh viên sẽ phải sử dụng các loại máy móc, công nghệ trong cả quá trình quản lý, chế biến, nghiên cứu thực phẩm.
  • Kỹ năng thiết kế: Đây là một kỹ năng giúp sản phẩm thực phẩm đến gần hơn với khách hàng thông qua bao bì, thương hiệu,…
  • Kỹ năng quản lý: Sinh viên sẽ được đào tạo nghiệp vụ quản trị, vận hành, tổ chức các dây chuyền từ sản xuất đến phát hành các sản phẩm thực phẩm ra thị trường.

Theo chúng tôi đánh giá, các kỹ năng trên đều không quá khó. Tuy vậy, đây là những kỹ năng đòi hỏi phải có sự rèn luyện liên tục trong môi trường công việc thực tiễn mới có thể thành thục. Các bạn sinh viên nên thực tập sớm tại các viện nghiên cứu, công ty thực phẩm,… nhằm tăng cơ hội kiếm được việc làm tốt khi ra trường.

Tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Mức thu nhập như thế nào?

Có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Công nghệ thực phẩm
Có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Công nghệ thực phẩm   
  • Vận hành dây chuyền sản xuất: Quản lý, tổ chức các dây chuyền sản xuất, phát hành sản phẩm thực phẩm. Mức lương khởi điểm 6-10 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 15 triệu.
  • Phụ trách kỹ thuật phân phối sản phẩm: Kiểm định sản phẩm thu vào và xuất ra mỗi ngày là những gì bạn cần làm. Mức lương cho công việc này từ 6-9 triệu/ tháng.
  • Nghiên cứu chất lượng thực phẩm: Đây là quá trình kiểm định, nghiên cứu thực phẩm tại các viện nghiên cứu, phòng nghiên cứu của các công ty thực phẩm. Mức lương dao động từ 6-9 triệu/ tháng.
  • Kiểm định sản phẩm: Đây là khâu cuối cùng trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm hạn chế tối đa rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đòi hỏi chuyên môn cao hơn những công việc khác. Mức lương từ 10-15 triệu/ tháng.
  • Chuyên gia dinh dưỡng: Làm công việc phân tích, tổng hợp ra công thức dinh dưỡng cho sản phẩm để tư vấn cho bệnh nhân hoặc các doanh nghiệp. Mức lương từ 8-15 triệu/ tháng.
  • Thanh tra an toàn thực phẩm: Làm công tác thanh, kiểm tra các công ty sản xuất, phát hành thực phẩm. Mức lương khoảng 6-10 triệu/ tháng tùy theo thâm niên công tác.

Có thể thấy, cơ hội làm việc tại Việt Nam luôn rộng mở. Tuy vậy, thu nhập khởi điểm trong ngành này chỉ ở mức trung bình, đòi hỏi các bạn phải rèn luyện rất nhiều để có được thu nhập ưng ý.

Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với ai?

Những tố chất phù hợp với Công nghệ thực phẩm
Những tố chất phù hợp với Công nghệ thực phẩm
  • Niềm đam mê với ẩm thực: Vì là ngành học tiếp xúc nhiều với thực phẩm, đam mê ẩm thực là chìa khóa giúp các bạn có thể bám trụ lâu dài với ngành này.
  • Thích nghiên cứu ra thứ mới mẻ: Ngành học này đòi hỏi các bạn phải nghiên cứu, phân tích sản phẩm rất nhiều. Nếu có thể khả năng tiếp thu nhanh, quá trình học tập và làm việc sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Sức khỏe tốt: Với những công việc sản xuất, chế biến, người theo nghề phải có sức khỏe thật tốt mới đáp ứng được cường độ làm việc.

Học Công nghệ thực phẩm học ở đâu?

Ngành Công nghệ thực phẩm thi khối nào?

Những khối thi tuyển vào ngành là  A00, A01, B00, D07, C08,… cùng một số tổ hợp thi liên quan. Điểm chuẩn giữa các khối thi không có sự chênh lệch.

Chúng tôi nhận định rằng ngành học này chỉ tuyển sinh bằng các khối thi tự nhiên. Các bạn học sinh cần tập trung ôn luyện những môn như Toán, Hóa, Sinh, Lý để có thể trúng tuyển. Đây cũng là các môn học thể hiện năng khiếu của các bạn đối với ngành này.

Top trường đào tạo Công nghệ thực phẩm tốt nhất

 Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chuyên đào tạo công nghệ thực phẩm
 Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chuyên đào tạo Công nghệ thực phẩm

Tham khảo Đại học Công nghiệp Thực phẩm điểm chuẩn năm 2022 và điểm chuẩn các trường có đào tạo ngành này dưới đây.

Tên trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Công nghiệp Hà Nội

23.75

Đại học Cần Thơ

23.5

Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

22.5

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

22

Đại học Nông Lâm TP.HCM

21

Đại học Mở TP.HCM

20.25

Đại học Công nghiệp TP.HCM

20


Theo đánh giá của chúng tôi, điểm đầu vào không cao, thường dưới mức 24 điểm. Vì vậy, ngành này sẽ hợp với sức học của đa số thí sinh. Chỉ với học lực trung bình khá, các bạn đã có khả năng trúng tuyển.

Dựa theo mức điểm và uy tín đào tạo, chúng tôi nhận định rằng Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là những trường đào tạo ngành này tốt nhất. Thí sinh cũng chỉ cần có học lực ở mức khá là đã có thể trúng tuyển vào các trường này.

Những lầm tưởng về ngành

Có nhiều hiểu nhầm về Công nghệ thực phẩm
Có nhiều hiểu nhầm về Công nghệ thực phẩm

Cụ thể, người ngoài thưởng hiểu nhầm các điều sau:

  • Chỉ có thể đảm nhận công việc sản xuất: Thực chất, sinh viên ra trường có thể làm người tư vấn, nhà nghiên cứu, thanh tra giám sát hoặc các công việc quản lý.
  • Chỉ có thể làm ở lĩnh vực nông sản: Thực chất, các công ty thực phẩm, viện nghiên cứu, bệnh viện,… cũng cần nguồn nhân lực.
  • Khó tìm việc: Với nhu cầu thực phẩm tăng cao, là ngành thiếu nhân lực nên rất dễ tìm việc làm.

Những thách thức của ngành

Là một nghề tiềm năng, nhưng sinh viên vẫn sẽ gặp phải nhiều thách thức khi ra trường như mức lương thấp, áp lực công việc lớn,…

Có nhiều thách thức khi theo Công nghệ thực phẩm
Có nhiều thách thức khi theo Công nghệ thực phẩm
  • Lương khởi điểm thấp: Tuy dễ tìm việc, nhưng lương khởi điểm chỉ khoảng 6-8 triệu, thậm chí thấp hơn tùy vào từng địa phương.
  • Công việc vất vả, áp lực: Đặc trưng của công việc chế biến, sản xuất là phải làm theo ca, với khối lượng công việc lớn, thậm chí đòi hỏi tăng ca rất nhiều.

Trong những năm đầu, chắc chắn các bạn sẽ gặp phải những khó khăn như trên. Theo chúng tôi đánh giá, các bạn phải có kinh nghiệm lâu năm, trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm khác như ngoại ngữ, tin học,… mới có thể thăng tiến lên những vị trí cao, khắc phục các thách thức đặc thù của ngành.

Kết luận

Tóm lại, bài viết trên đã trả lời câu hỏi Công nghệ thực phẩm là ngành gì, cũng như phân tích chi tiết về chuyên ngành đào tạo, cơ hội, thách thức,… Đây là ngành phù hợp với những bạn có đam mê nghiên cứu, yêu thích ẩm thực. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ để có định hướng phù hợp với bản thân.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo