Ngành Điều Dưỡng: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành điều dưỡng

Kinh tế đi lên, đi kèm là sự phát triển của an sinh xã hội, đặc biệt là dịch vụ y tế. Những ngành nghề liên quan đến y tế như ngành này ngày càng khát nhân lực, được các bạn học sinh chuẩn bị thi đại học quan tâm. Vậy ngành Điều dưỡng là gì? Cùng Navigates tìm hiểu những thông tin về ngành trong bài viết sau.

Điều dưỡng là ngành gì?

điều dưỡng là ngành gì?
Điều dưỡng là ngành gì?

Điều dưỡng (Nursing) là ngành đào tạo ra những nhân lực có nhiệm vụ chăm sóc thể chất và tinh thần, phòng ngừa vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân, tư vấn các vấn đề y học, hỗ trợ công việc cho bác sĩ, cùng với bác sĩ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân.

Qua đại dịch Covid vừa rồi, xã hội đang rất cần các nhân lực y tế, nhất là điều dưỡng. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ngành này không nhiều. Điều này dẫn tới việc các cơ sở y tế đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng, đồng nghĩa rằng cơ hội làm việc ở ngành này rất rộng mở.

Điều dưỡng đào tạo những gì?

Điều dưỡng có những chuyên ngành nào?

 Điều dưỡng còn có các chuyên ngành nhỏ
Ngành học còn có các chuyên ngành nhỏ

Điều dưỡng được chia thành 3 chuyên ngành chính:

  • Điều dưỡng đa khoa: Chuyên ngành này bao quát nhiều chuyên khoa khác nhau, như hồi phục chức năng, nhi khoa, da liễu,… hợp với những bạn có nguyện vọng muốn làm công việc chăm sóc y tế nói chung.
  • Điều dưỡng sản phụ khoa: Chuyên ngành liên quan đến chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân sản phụ, phù hợp với những bạn yêu trẻ em. Sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng hộ sinh, chăm sóc sức khỏe thai/ sản phụ và trẻ sơ sinh,… 
  • Chăm sóc người cao tuổi: Chuyên ngành này đào tạo các kỹ năng chăm sóc người lớn tuổi, người già, phù hợp với những bạn có khả năng gần gũi người cao tuổi.

Theo chúng tôi nhận định, cả ba chuyên ngành đều có cơ hội làm việc rất rộng mở. Tuy vậy, các bạn có thể cân nhắc Điều dưỡng đa khoa, vì nó đào tạo nhiều lĩnh vực chuyên khoa, đồng nghĩa với nhiều cơ hội việc làm hơn hai chuyên ngành còn lại.

Điều dưỡng đào tạo những kỹ năng, kiến thức gì?

Một lớp học của Điều dưỡng
Một lớp học của ngành học

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề:

  • Kiến thức y khoa cơ bản: Sinh viên được dạy kiến thức cơ bản như các loại bệnh, các triệu chứng bệnh, khoa học sức khỏe, kiến thức giải phẫu,… Đây là nền tảng lý thuyết để sinh viên hành nghề.
  • Kỹ thuật điều dưỡng: Sinh viên được đào tạo những kỹ năng từ cách sử dụng dụng cụ y tế đến các nghiệp vụ chẩn đoán bệnh, chăm sóc bệnh nhân, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân,…
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng, vì điều dưỡng phải giao tiếp nhiều như báo cáo với bác sĩ, xoa dịu tâm lý bệnh nhân,…
  • Ngoại ngữ: Việt Nam là nước xuất khẩu điều dưỡng. Vì vậy, một số trường sẽ yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ, nhằm tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.

Theo chúng tôi đánh giá, các kỹ năng, kiến thức này không quá khó hay đòi hỏi chuyên môn quá cao. Các bạn học sinh hoàn toàn có thể yên tâm theo học ngành.

Sinh viên Điều dưỡng ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên Điều dưỡng có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở
Sinh viên có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở

Cụ thể hơn, một số vị trí mà sinh viên ngành này có thể đảm nhiệm là:

  • Điều dưỡng y tế: Những điều dưỡng này có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân,… tại các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế,… Sinh viên ra trường có thể nhận mức lương 5-7 triệu/ tháng và lên tới 15 triệu/ tháng tùy kinh nghiệm, vị trí.
  • Điều dưỡng hộ sinh: Làm việc tại các viện phụ sản, khoa sản, có nhiệm vụ hộ sinh, chăm sóc sản phụ và các bé sơ sinh. Mức lương cho công việc này tương tự với vị trí điều dưỡng y tế thông thường.
  • Nhân viên chăm sóc người cao tuổi: Làm việc tại các cơ sở dưỡng lão, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho những người lớn tuổi. Mức lương cho vị trí khoảng 7-10 triệu/ tháng.
  • Nhân viên nghiên cứu: Những người này sẽ nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm y tế, công cụ chăm sóc sức khỏe với mức lương ở ngưỡng trên 10 triệu/ tháng.
  • Người chăm sóc sức khỏe tư nhân: Sinh viên ngành này có thể làm người chăm sóc sức khỏe cá nhân với mức thu nhập trên 10 triệu/ tháng.
  • Xuất khẩu lao động: Những sinh viên giỏi ngoại ngữ có thể đi xuất khẩu lao động, tại các nước phát triển với mức lương rất cao, khoảng 25-50 triệu/ tháng.

The chúng tôi đánh giá, sinh viên ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, nhưng các bạn cần chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ năng mềm mới nhận được mức lương như ý.

Học Điều dưỡng phù hợp với ai?

Ngành này sẽ phù hợp với những bạn có lòng trắc ẩn, tính cách nhẫn nại, tỉ mỉ.

Cụ thể, những bạn có tố chất sau đây sẽ phù hợp để theo học ngành:

  • Có lòng trắc ẩn: Tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn, bạn phải có lòng trắc ẩn để thấu hiểu các bệnh nhân.
  • Hòa đồng, thân thiện: Điều dưỡng viên phải cởi mở, thân thiện, sẵn sàng lắng nghe và trò chuyện với người bệnh.
  • Kiên trì, nhẫn nại: Điều dưỡng như là một ngành dịch vụ, phải thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. 
  • Cẩn trọng, tỉ mỉ: Sức khỏe của con người là quý giá, điều dưỡng trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân phải cẩn trọng, tránh sai sót không đáng có.

Điều dưỡng học ở đâu?

Ngành Điều dưỡng thi khối gì?

Hiện nay, những trường đào tạo ngành này thường tuyển sinh các khối B00, A00, A01, D90 và một số khối khác liên quan. Nhìn chung, để xét tuyển vào ngành này, học sinh cần chú ý ôn luyện thật kỹ các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh.

Top trường đào tạo tốt nhất

Đại học Y Hà Nội là trường top đầu đào tạo Điều dưỡng
Đại học Y Hà Nội là trường top đầu đào tạo

Tham khảo điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội và của một số trường đào tạo ngành này dưới đây.

Tên trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Y Hà Nội

24.7

Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

24.25

Đại học Y khoa Vinh

23.15

Đại học Y Thái Bình

21.3

Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

21

Đại học Y Dược TP.HCM

20.3

Nhìn chung, các trường đại học lĩnh vực y tế đều đào tạo ngành này rất tốt. Theo chúng tôi đánh giá, điểm chuẩn chỉ ở mức dưới 25 điểm, không cao, vừa tầm với đa số học sinh. Nếu cố gắng, các bạn sẽ dễ dàng trúng tuyển vào những trường top đầu như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội,…

Những lầm tưởng về ngành

Có rất nhiều hiểu nhầm về ngành Điều dưỡng
Có rất nhiều hiểu nhầm về Điều dưỡng
  • Điều dưỡng và Y tá là một: Y tá chỉ trợ giúp, nhận lệnh thụ động từ bác sĩ. Điều dưỡng là người trình độ cao hơn, có thể chẩn đoán, phòng ngừa bệnh cho bệnh nhân, được đào tạo thêm các kỹ năng như giao tiếp, tâm lý học,…
  • Chỉ cần học cao đẳng, trung cấp là được: Điều dưỡng ở cao đẳng, trung cấp có thời gian đào tạo ngắn, sinh viên có thể đi làm sớm. Tuy nhiên, để thăng tiến lên những vị trí tốt, có thu nhập cao, bạn cần được có trình độ đại học.
  • Học ra chỉ có thể làm ở bệnh viện: Ngoài bệnh viện, cử nhân ngành này có thể làm ở các phòng khám, viện dưỡng lão hay các công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc tư nhân.

Những thách thức của ngành

Ngành học có rất nhiều rủi ro
Ngành học có rất nhiều rủi ro
  • Nguy cơ truyền nhiễm bệnh: Phải trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân, điều dưỡng rất dễ lây bệnh. Nếu không may, hậu quả của bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài.
  • Áp lực, cường độ làm việc rất lớn: Điều dưỡng phải kiêm nhiệm rất nhiều việc, từ chăm sóc thông thường cho tới hỗ trợ chữa bệnh. Ngoài ra, họ cũng phải làm việc vào những ngày lễ, tết.
  • Lương khởi điểm không cao: Lương khởi điểm của ngành này chỉ khoảng 5-7 triệu/ tháng. Nếu bạn tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và làm tại viện công, mức lương có thể sẽ thấp hơn.

Theo chúng tôi đánh giá, nếu cố gắng trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, cẩn thận trong công việc, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức này.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giải thích Điều dưỡng là ngành gì và cung cấp một số thông tin liên quan về ngành này. Đây là một ngành có tiềm lực phát triển mạnh trong tương lai, rất phù hợp với những bạn cẩn thận, tỉ mỉ và có lòng trắc ẩn. Hy vọng qua bài viết, các bạn học sinh đã hiểu rõ được bản chất của ngành, để từ đó có được định hướng tương lai phù hợp với bản thân.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo