Ngành Khoa Học Máy Tính: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành khoa học máy tính

Ngày nay, các sản phẩm công nghệ hiện diện ở khắp mọi nơi, gắn kết mạnh mẽ với cuộc sống con người. Những thành tựu khoa học kỹ thuật đã mở ra một tương lai hứa hẹn, đầy triển vọng cho Khoa học máy tính. Vậy ngành Khoa học máy tính là gì? Bài viết dưới đây của Navigates sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những ai đang muốn biết thêm chi tiết về ngành học này.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính là gì
Khoa học máy tính là ngành gì

Đây là ngành học về các vấn đề liên quan đến máy tính như cơ chế vận hành, phần cứng, phần mềm, bảo mật thông tin, mạng máy tính,… Đây là ngành học khó, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu và có tính ứng dụng thực tiễn cao. 

Nhờ xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này, mở ra tiềm năng phát triển cho ngành này. Chính vì vậy, những năm gần đây, ngành học này thu hút rất nhiều thí sinh xét tuyển.

Học Khoa học máy tính đào tạo những gì?

Ngành học có 4 chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, Lập trình phần mềm, Lập trình web, An ninh hệ thống, đào tạo các kiến thức liên quan đến hệ thống máy tính.

Khoa học máy tính có những chuyên ngành gì?

Chương trình đào tạo rất đa dạng
Chương trình đào tạo rất đa dạng

Khoa học máy tính có các chuyên ngành chính bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo: Tìm hiểu về AI và cách đưa AI vào đời sống. Các sản phẩm của chuyên ngành này là robot, app nhận diện khuôn mặt,… Ngành phù hợp với những bạn trẻ có đam mê nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. 
  • Lập trình phần mềm: Sản xuất và phát triển các phần mềm, trò chơi điện tử. Những ai năng động, giỏi tưởng tượng và sáng tạo có thể theo chuyên ngành này.
  • Lập trình web: Xây dựng các website thuận tiện cho người dùng truy cập. So với trí tuệ nhân tạo và lập trình game, lập trình web sẽ ít phức tạp hơn. 
  • An ninh hệ thống: Tìm và khắc phục những lỗ hổng bảo mật để tránh sự xâm nhập của kẻ xấu. Chỉ những ai tỉ mỉ, cẩn thận mới có thể theo học được chuyên ngành này.

Đây là bốn chuyên ngành chính của ngành học. Sự đa dạng của các chuyên ngành học xuất phát từ nhu cầu của xã hội với ngành học này. Vì vậy, có thể trong tương lai, ngành này sẽ còn phát triển thêm những chuyên ngành mới đầy triển vọng.

Ngành Khoa học máy tính đào tạo những kiến thức kỹ năng gì?

Ngôn ngữ lập trình một phần trong chương trình học
Ngôn ngữ lập trình một phần trong chương trình học 

Chương trình Khoa học máy tính bậc đại học sẽ đào tạo một số kiến thức kỹ năng sau 

  • Kiến thức lý thuyết và thực nghiệm về máy tính: Nội dung này sẽ tạo cho người học nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu trước khi ứng dụng vào công việc thực tế.
  • Cấu trúc máy tính, hệ điều hành và phần cứng, phần mềm: Kiến thức này giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất về cấu trúc và cách thức vận hành, hoạt động của máy tính. 
  • Ngôn ngữ lập trình: Đây là kỹ năng bắt buộc của ngành học. Sinh viên sẽ được học và sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Python,… để có thể thiết kế phần mềm.
  • Phát hiện và xử lý các phát sinh khi vận hành máy tính trong phạm vi chuyên ngành học. Phát hiện những lỗ hổng bảo mật, những bug của chương trình là kỹ năng chuyên biệt của những người theo học.

Những kiến thức, kỹ năng này đểu rất khó cả khi học và ứng dụng. Do vậy, sinh viên cần học tập chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình học tập.

Học Khoa học máy tính ra làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên ra trường có thể làm những công việc liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin với mức thu nhập trung bình lên tới trên 10 triệu đồng.

Kỹ sư phần mềm nghề nghiệp tương lai của sinh viên
Kỹ sư phần mềm nghề nghiệp tương lai của sinh viên

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa Khoa học máy tính trở thành một ngành học đầy tiềm năng. Cho nên, không khó để sinh viên ra trường tìm được những công việc phù hợp:

  • Chuyên viên an ninh mạng: Những chuyên viên an ninh mạng sẽ chịu trách nghiệm bảo mật các dữ liệu số của doanh nghiệp trước sự tấn công của các hacker. Lương trung bình của một chuyên viên an ninh mạng từ 15 – 20 triệu.
  • Tester phần mềm: Kiểm tra giao diện, tính năng của các website, ứng dụng bằng các tool hoặc test thủ công. Vị trí này thường dành cho sinh viên mới ra trường với mức lương khoảng trên 10 triệu. 
  • Kỹ sư phần mềm: Công việc chính xây dựng, lập trình các chương trình, website theo yêu cầu. Vì đây là công việc có trách nghiệm cao, thu nhập của kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp sẽ khởi điểm ở mức trên 12 triệu và có thể lên tới khoảng 30 – 40 triệu. 
  • Và nhiều vị trí khác.

Theo chúng tôi đánh giá, có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, những công việc này cũng đem đến mức thu nhập đáng mơ ước, cao hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác.

Ngành Khoa học máy tính phù hợp với ai?

Ngành học phù hợp với những bạn có tư duy logic tốt, có tinh thần cập nhật kiến thức liên tục, có thể chịu áp lực tốt và đam mê công nghệ.

Người có tư duy logic phù hợp với ngành Khoa học máy tính
Không phải ai cũng học được ngành này, người học cần có những phẩm chất sau
  • Tư duy logic nhạy bén: Đây là ngành học cần tư duy và lập luận logic. Do vậy người học cần khả năng tư duy tốt mới theo được ngành Khoa học máy tính.
  • Khả năng không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới: Công nghệ luôn cập nhật và thay đổi nên người học luôn phải nỗ lực cập nhật, học hỏi liên tục.
  • Bình tĩnh, chịu được áp lực cao: Ngành này có khối lượng công việc nhiều, làm việc tăng ca hay làm cả ngày nghỉ là điều không thể tránh khỏi. 
  • Đam mê công nghệ: Vì đây là ngành học áp lực, cần học hỏi liên tục nên nếu không có đam mê sẽ khó có thể theo học được.

Học Khoa học máy tính ở đâu?

Bạn có thể học ở các trường đại học chuyên về công nghệ thông tin trên cả nước, thi tuyển bằng các khối tự nhiên.

Ngành Khoa học máy tính thi khối gì?

Khoa học máy tính có thể thi các khối A00, A01, C01, D01 và một số khối thi tự nhiên liên quan. Vì ngành này đòi hỏi tư duy logic và khả năng tính toán tốt, thí sinh nên ôn tập trung vào các môn tự nhiên. Đặc biệt, môn Toán cần được chú trọng và ôn luyện cẩn thận để tăng khả năng trúng tuyển.

Top trường đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất

Đại học Công nghệ thông tin HCM đứng top đầu đào tạo ngành học
Đại học Công nghệ thông tin HCM đứng top đầu đào tạo ngành học

Hiện nay ở Việt Nam có một số trường đào tạo Khoa học máy tính như:

Trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM

27.1

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

26.90

Đại học Kinh tế quốc dân

26.7

Đại học Công nghiệp Hà Nội

25.65

Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)

25.25

Do đây là chuyên ngành được quan tâm rất nhiều hiện nay nên mức điểm chuẩn rất cao.

Theo nhận định của chúng tôi, các trường công nghệ thông tin, kỹ thuật như Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là những nơi đào tạo chuyên nghiệp nhất.

Những lầm tưởng về ngành là gì?

Lầm tưởng về ngành học
Lầm tưởng về ngành học

Tuy ngành này có sức lan tỏa và phổ biến rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu hết về ngành học này.

  • Khoa học máy tính là nghề sửa chữa: Nhắc đến các ngành công nghệ thông tin, nhiều người luôn nghĩ đến việc sửa chữa thiết bị điện tử. Thực chất, ngành này không thiên về sửa chữa mà chuyên về hệ thống dữ liệu, nghiên cứu phần mềm, phần cứng của máy tính. 
  • Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là một: Có sự phân biệt rõ ràng giữa hai ngành này. Hiểu đơn giản, Khoa học máy tính là nghiên cứu về các khía cạnh của máy tính còn Công nghệ thông tin chỉ tập trung vào ngôn ngữ lập trình.

Những thách thức khi theo ngành là gì?

Nghề công nghệ thông tin ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe
Nghề công nghệ thông tin ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe

Trở thành những lập trình viên, chuyên viên là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, hành trình để chinh phục đam mê ấy chưa bao giờ là dễ dàng:

  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Người trong ngành này thường mắc các bệnh về xương khớp, thị giác, tiêu hóa và tâm lý do môi trường làm việc phải ngồi nhiều và tiếp xúc liên tục với máy tính.
  • Áp lượng công việc nhiều: Công việc của các ngành công nghệ thông tin có khối lượng rất nhiều và độ khó rất cao, gây ra áp lực lớn cho những người theo nghề này. 
  • Dễ bị lạc hậu nếu không học hỏi: Đặc điểm của các nghề công nghệ là lớp trẻ có thể giỏi hơn cả những người đã làm việc lâu năm. Do đây là ngành học đòi hỏi sự sự cập nhật liên tục. Nếu không học hỏi, kiến thức của bạn sẽ nhanh chóng bị lạc hậu.

Kết luận

Chuyển đổi số đem đến nhiều tiện ích cho con người và cũng làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi đánh giá rằng những ngành công nghệ thông tin như Khoa học máy tính sẽ ngày càng phát triển. Tuy vậy, đây là ngành rất khó, chỉ phù hợp với các bạn trẻ có tư duy logic tốt, đam mê công nghệ và có khả năng chịu áp lực tốt. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu được Khoa học máy tính là ngành gì để có được định hướng phù hợp cho tương lai.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo