Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc giao thương kinh tế giữa các nước đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo xu hướng phát triển của thời đại, Kinh doanh quốc tế ra đời, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Câu hỏi “ngành Kinh doanh quốc tế là gì?” sẽ được Navigates giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Đây là ngành học đào tạo các nghiệp vụ và kiến thức liên quan đến giao dịch thương mại trên môi trường quốc tế. Học ngành này có thể ứng dụng vào các lĩnh vực, nghề nghiệp như: tài chính, kinh doanh, xuất nhập khẩu, marketing,…
Do hoạt động giao thương toàn cầu đang được đẩy mạnh, nên hiện nay, xã hội đang rất cần nhân lực ngành này.
Học Kinh doanh quốc tế đào tạo những gì?
Kinh doanh quốc tế có những chuyên ngành gì?

Ở Việt Nam, Kinh doanh quốc tế thường được biết đến với 2 chuyên ngành chính:
- Kinh doanh quốc tế: Người học sẽ được phát triển theo các chuyên môn như kinh tế quốc tế, phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh,… Chuyên ngành phù hợp với những ai có khả năng phân tích tốt, muốn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đầu tư và thương mại quốc tế.
- Ngoại thương: Đây là chuyên ngành chú trọng đào tạo cho người học các nghiệp vụ liên quan đến phân tích và xử lý các xu hướng kinh doanh của thế giới. Những kiến thức này được bổ trợ thông qua những chuyên môn về luật pháp quốc tế, quản trị đầu tư,… Những ai muốn rèn luyện các kỹ năng đàm phán, giao dịch quốc tế nên theo chuyên ngành Ngoại thương này.
Những chuyên ngành có tính bao quát và giá trị thực tiễn cao. Tùy vào mục tiêu nghề nghiệp khi ra trường, người học cần cân nhắc kỹ để tự đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.
Kinh doanh quốc tế đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Ngành học phát triển cho sinh viên các kỹ năng:
- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
- Kỹ năng thành lập và phát triển các dự án kế hoạch.
- Kỹ năng đàm phán hợp đồng, kêu gọi đầu tư.
- Kỹ năng giải quyết các tranh chấp và các vụ việc phát sinh trong giao dịch quốc tế.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ngoại ngữ chuyên ngành thương mại
- Ngoài ra còn một số các kỹ năng khác.
Đây là những kỹ năng cơ bản và cần thiết cho những ai muốn kinh doanh và làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể nắm bắt được bản chất, vận dụng được những kỹ năng này, người học cần phải tích cực tìm hiểu và rèn luyện qua học tập và thực tiễn.
Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì? Mức thu nhập là bao nhiêu ?

Ngành này đang cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều vị trí trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước như:
- Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh: Công việc chủ yếu là xây dựng và đề xuất các chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp. Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường ở vị trí này khoảng 10 triệu.
- Quản lý tài chính – nhân sự: Đây là vị trí giữ vai trò kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên. Bên cạnh đó người quản lý tài chính nhân sự cũng phải kiểm soát các tài liệu hành chính, nắm bắt được biến động về nhân sự trong công ty. Nếu là người có thâm niên, mức lương sẽ rơi vào 20-25 triệu.
- Chuyên gia pháp lý về luật thương mại: Công việc này đòi hỏi người làm có chuyên môn và nghiệp vụ liên quan luật pháp quốc tế. Do yêu cầu cao nên sinh viên mới ra trường ít ai làm việc trong vị trí này. Với những người hiểu biết về pháp lý và luật thương mại, có nhiều năm kinh nghiệm, mức thu nhập không dưới 30 triệu.
- Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic: Đây là công việc liên quan đến quá trình hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục ngoại thương để các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa đến các nước khác. Mức lương khoảng 9 triệu cho sinh viên mới ra trường.
- Ngoài ra còn nhiều vị trí khác.
Nhìn chung, chúng tôi đánh giá rằng sinh viên ngành này có thể phát triển sự nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Mức lương so với đa số ngành khác cũng hấp dẫn hơn rất nhiều.
Ngành Kinh doanh quốc tế phù hợp với ai?

Để có thể tiến xa hơn trong ngành này, người học cần một số phẩm chất, tính cách sau:
- Sự kiên trì, chăm chỉ và nỗ lực: Kinh doanh quốc tế liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như pháp luật, tài chính, kinh doanh. Chính vì vậy nếu muốn chinh phục được ngành này, người học cần kiên trì nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau.
- Tính cẩn trọng, tỉ mỉ: Trong kinh doanh, hợp đồng và các chứng từ là những giấy tờ vô cùng quan trọng. Người học sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với chứng từ. Do đó, sự cẩn trọng, tỉ mỉ là điều không thể thiếu.
- Là người linh hoạt, năng động: Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động như hiện nay, tính linh hoạt và năng động sẽ giúp người học có nhiều cơ hội phát triển khi theo ngành học.
- Giỏi giao tiếp, tinh tế, ứng xử khéo léo: Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt trong những cuộc đàm phán là lợi thế cho những ai theo học.
Học Kinh doanh quốc tế ở đâu?
Ngành Kinh doanh quốc tế thi khối gì?
Kinh doanh quốc tế có thể thi các khối A00, D01, A01, C00. Chúng tôi đánh giá rằng khối ngành xét tuyển cho ngành này khá đa dạng. Tuy vậy, các bạn cần chú ý ôn các môn Toán, Tiếng Anh vì đây là những môn thường xuất hiện trong tổ hợp xét tuyển vào ngành này.
Top trường đào tạo Kinh doanh quốc tế tốt nhất

Người học có thể tham khảo danh sách một số trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế dưới đây:
Tên trường | Điểm chuẩn (2022) |
Đại học Ngoại thương | 28,2-28,25 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 28,2-28,25 |
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội | 26,2 |
Học viện Ngân hàng | 26,5 |
Học viện Ngân hàng Đại học Thương mại | 26,5-26,6 |
Theo chúng tôi đánh giá, thí sinh cần có sức học thật tốt vì điểm chuẩn vào ngành này khá cao. Thí sinh có thể xét tuyển vào Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân. Dễ nhận thấy đây là những ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt hàng đầu.
Những lầm tưởng về Kinh doanh quốc tế là gì?
Do các ngành kinh tế đều có sự liên quan đến nhau, một số người đến nay vẫn có những hiểu nhầm về ngành học này:
- Chưa phân biệt được Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế: Có sự khác nhau đáng kể giữa hai ngành học này. Kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị, chú trọng đến các nghiệp vụ thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế. Còn Kinh tế quốc tế nghiên cứu kinh tế thế giới ở tầm vĩ mô, tập trung vào lý luận và phân tích.
- Chỉ đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Bên cạnh xuất nhập khẩu, ngành nàycòn đào tạo các kỹ năng liên quan đến các ngành khác như quản trị kinh doanh, marketing,… Tùy vào định hướng phát triển nghề nghiệp, người học sẽ có được sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình.
Những thách thức khi theo học kinh doanh quốc tế là gì?

Dù ở lĩnh vực nào, hành trình đạt đến thành công trong sự nghiệp vẫn luôn đầy những gian nan, thách thức. Những người theo học thường phải đối mặt với một số khó khăn như:
- Khối lượng kiến thức nhiều, phủ khắp các lĩnh vực: Tính chất của ngành này là phân tích, ứng dụng và lập chiến lược cho các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Vì vậy, người học cần phải trang bị kiến thức ở nhiều chuyên ngành khác nhau như pháp luật, tài chính, xuất nhập khẩu,…. Với chương trình 4 năm của bậc đại học, việc am hiểu được hết các lĩnh vực này là rất khó.
- Nghề nghiệp có sự cạnh tranh cao: Do ngành học đang được đông đảo thí sinh quan tâm và lựa chọn nên rất nhiều trường đại học mở chuyên ngành này. Nhu cầu nhân lực không đáp ứng đủ lượng sinh viên ra trường. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ cũng là một hạn chế của sinh viên trong nước với những du học sinh theo ngành này ở nước ngoài.
Kết luận
Sự giao lưu kinh tế giữa các nước đang ngày càng được chú trọng. Đây chính là cơ hội phát triển đầy hứa hẹn cho những ai theo học ngành này. Tuy nhiên, ngành này chỉ hợp với những bạn có đam mê kinh tế, có tích cách hướng ngoại và giỏi việc giao tiếp. Khi định hình được Kinh doanh quốc tế là ngành gì, các bạn sẽ có những định hướng cơ bản để vững vàng hơn trong hành trình theo đuổi sự nghiệp.