Ngành Kinh Tế Quốc Tế: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành kinh tế quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa thúc đẩy nhu cầu giao thương giữa các nước. Các ngành học về hoạt động kinh tế, thương mại trên môi trường quốc tế – trong đó có Kinh tế quốc tế – vì thế ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh. Vậy ngành Kinh tế quốc tế là gì và tại sao nó lại hot đến thế, cùng Navigates đi tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Nhiều người cho rằng học Công tác xã hội ra chỉ làm việc thiện không cần lương
Nhiều người cho rằng học Công tác xã hội ra chỉ làm việc thiện không cần lương

Đây là ngành gắn liền với kiến thức về nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, qua đó tìm ra sự phụ thuộc, mối liên quan giữa những nền kinh tế tiêu biểu đó. Cụ thể hơn, sinh viên theo họcsẽ được trang bị kiến thức về đặc điểm thương mại quốc tế, các vấn đề hội nhập toàn cầu, chính sách đối ngoại kinh tế,…

Cơ hội làm việc vô cùng rộng mở, ngành học đang có nhu cầu về nhân lực cao, bởi các quốc gia đang chú trọng giao thương quốc tế, và kinh tế vốn là lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội.

Sinh viên có cơ hội làm tại các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp kinh tế đa quốc gia,… Có thể nói, khi theo học sinh viên không cần quá lo lắng về vấn đề tìm việc làm.

Học Kinh tế quốc tế đào tạo những gì?

Ngành này đào tạo những kiến thức về các nền kinh tế, các kỹ năng đối ngoại, đàm phán kinh tế trong và ngoài nước.

Kinh tế quốc tế đào tạo kiến thức về kinh tế toàn cầu
Ngành đào tạo kiến thức về kinh tế toàn cầu
  • Sinh viên theo học sẽ được đào tạo khối kiến thức nền về thương mại quốc tế, chính sách đối ngoại, chiến lược đầu tư, kinh doanh quốc tế,… bài bản và chuyên sâu. 
  • Sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng cần có, bao gồm kỹ năng giao tiếp, đàm phán kinh doanh thương mại, thanh toán quốc tế, ứng dụng tin học,… Biết được những kỹ năng này thì khi ra trường cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn đáng kể.
  • Sinh viên theo học cũng được đào tạo ngoại ngữ. Đây là công cụ để sinh viên có thể học hỏi các kiến thức của nền kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế ở nước ngoài.

Những kỹ năng này vừa quan trọng vừa cần thiết với nhu cầu của ngành này hiện nay. Khi theo học sinh viên sẽ có cơ hội được đào tạo và rèn luyện nhiều hơn nữa để phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tuy nhiên, những kiến thức, kỹ năng này tương đối khó, đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ và nghiêm túc trong quá trình học.

Học Kinh tế quốc tế ra làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên theo học bạn có thể làm những công việc liên quan đến kinh tế, tài chính quốc tế như marketing, xuất nhập khẩu, tư vấn kinh tế,… với mức lương trung bình trên 10 triệu/tháng.

Học ngành này có thể làm chuyên viên tư vấn kinh tế
Học ngành này có thể làm chuyên viên tư vấn kinh tế
  • Chuyên viên tư vấn, hỗ trợ đầu tư dự án: Công việc yêu cầu bạn nghiên cứu, phân tích chính sách, tình hình kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ. Lương khởi điểm 15-20 triệu/tháng và có thể lên tới 20-30 triệu.
  • Chuyên viên tài chính, xúc tiến thương mại: Chuyên viên tài chính là vị trí với nhiệm vụ quan sát tình hình tài chính trên thế giới, phân tích và đưa ra nhận định để đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp. Mức lương khởi điểm 8-10 triệu/tháng và có thể lên tới 30 triệu đồng cho người có kinh nghiệm.
  • Nhân viên xuất nhập khẩu: Với nhân viên xuất nhập khẩu, nhiệm vụ chính là giao dịch, đàm phán với đối tác, soạn thảo hợp đồng, tiếp nhận hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển,… Lương khởi điểm từ 10-15 triệu/tháng và có thể lên tới trên 20 triệu. 
  • Hải quan: Kiểm tra, giám sát hàng hóa tại các cửa khẩu, sân bay, cảng biển. Người mới vào làm nhận lương từ 7-11 triệu/tháng, khi làm lâu năm sẽ lên tới trên 20 triệu đồng.
  • Marketing: Lên kế hoạch chiến lược thương mại, đánh giá hoạt động và quảng bá sản phẩm. Mức lương khởi điểm từ 7-12 triệu, sau đó sẽ tăng lên 15-20 triệu/tháng.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể làm nhiều công việc khác trong lĩnh vực tài chính, kinh tế.

Sau khi khảo sát, chúng tôi đánh giá rằng cơ hội việc làm dành cho sinh viên rất đa dạng và rộng mở. Mức của các công việc đều khá cao và ổn định so với mặt bằng chung nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ra trường.

Ngành Kinh tế quốc tế phù hợp với ai?

Ngành này phù hợp với những bạn có tư duy logic tốt, giỏi ngoại ngữ, đam mê kinh tế, năng động và có khả năng đối ngoại.

Ngành học cần người có trình độ ngoại ngữ tốt
Ngành học cần người có trình độ ngoại ngữ tốt
  • Người đam mê kinh tế, có kiến thức cơ bản về thị trường quốc tế sẽ rất phù hợp với ngành này, bởi công việc là tìm hiểu mọi vấn đề xoay quanh nền kinh tế trong và ngoài nước.
  • Phù hợp với những ai có khả năng ngoại ngữ tốt. Hiện nay, các nhân sự thông thạo ngoại ngữ rất được ưa chuộng để các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, gia tăng xuất nhập khẩu đến các quốc gia khác.
  • Sinh viên năng động, có kỹ năng đàm phán, giao tiếp hoàn toàn phù hợp với ngành, bởi trong quá trình học, sinh viên sẽ được tiếp xúc nhiều với đối tác nước ngoài, rèn luyện chuyên sâu khả năng giao tiếp, đối ngoại.
  • Các bạn cũng cần có tư duy logic tốt, giỏi tính toán. Đây là những kỹ năng rất cần thiết với lĩnh vực kinh tế.

Học Kinh tế quốc tế ở trường đại học nào?

Bạn có thể học ở các trường đại học chuyên về kinh tế, tài chính miền Bắc và miền Nam, ngành này tuyển sinh bằng các khối A, D.

Ngành Kinh tế quốc tế thi khối gì?

Ngành Kinh tế quốc tế có thể thi khối A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06 và D07 và một số khối khác. Điểm chuẩn giữa các khối không quá chênh lệch.

Qua khảo sát đề án tuyển sinh của các trường, chúng tôi đánh giá các khối này chủ yếu xoay quanh các môn tự nhiên và đặc biệt là các môn Ngoại ngữ. Vì vậy, thí sinh cần tập trung ôn kỹ các môn này để tăng khả năng trúng tuyển.

Top trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tốt nhất

Đại học Ngoại thương là một các trường có điểm chuẩn Kinh tế quốc tế cao
Đại học Ngoại thương là một các trường có điểm chuẩn Kinh tế quốc tế cao

Trường đại học

Điểm chuẩn

(2022)

  Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

35.33*

Đại học Ngoại thương

28.4

Đại học Kinh tế Quốc dân

27.75

Đại học Thương mại

26.5

Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh

24.65

* Thang điểm 40

Chúng tôi đánh giá rằng đây là một ngành rất hot nên điểm đầu vào không hề thấp, dao động trong khoảng 24 đến trên 28 điểm. Đây là mức điểm chuẩn Đại học Ngoại thương rất cao, đòi hỏi thí sinh phải có học lực thật sự tốt.

Sau khi đánh giá mốc điểm chuẩn và thâm niên đào tạo của các trường, chúng tôi nhận định Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân là những trường đào tạo tốt nhất hiện nay.

Những lầm tưởng về ngành học?

Ngành học không hề có việc nhẹ lương cao
Ngành học không hề có việc nhẹ lương cao
  • Ra trường làm việc nhẹ, lương cao: Các ngành Kinh tế đều có mức lương cao, nhưng đi kèm với đó là khối lượng, áp lực công việc rất lớn.
  • Chỉ học toàn lý thuyết suông: Đây là lầm tưởng thường bắt gặp khi nhắc tới Kinh tế nói chung và Kinh tế quốc tế nói riêng, trên thực tế, sinh viên Kinh tế sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, va chạm thực tế để từ đó tích lũy kinh nghiệm, cập nhật các kiến thức mới.
  • Cứ học là được làm ở doanh nghiệp nước ngoài: Đây là hiểu nhầm vì tên ngành có chữ “quốc tế”, trên thực tế, bạn phải có rất nhiều kỹ năng như ngoại ngữ, trình độ cao mới có cơ hội làm việc ở các tập đoàn quốc tế.

Những thách thức khi theo học

Tỷ lệ cạnh tranh trong ngành rất cao
Tỷ lệ cạnh tranh trong ngành rất cao
  • Tỷ lệ cạnh tranh rất cao: Như đã nói, nghề này hiện đang rất hot nhờ xu hướng vấn đề toàn cầu hóa. Bởi vậy, sinh viên phải chấp nhận cạnh tranh với nhiều đối thủ khác khi thi đầu vào và cả khi đi làm.
  • Thu nhập cao nhưng công việc không dễ dàng: Ngành học đem lại mức lương cao, đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn với độ khó khá cao.

Theo chúng tôi đánh giá, để vượt qua những thách thức này, các bạn theo học nên xác định cần tìm kiếm môi trường thực tập sớm để có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ trên ghế nhà trường, nhằm gia tăng mức lương và cơ hội việc làm sau này.

Ngoài ra, các bạn cũng cần rèn luyện thêm khả năng ngoại ngữ vì đây là yêu cầu đặc trưng của ngành này.

Kết luận

Thông qua khảo sát các thông tin về ngành, chúng tôi đánh giá Kinh tế quốc tế sẽ rất phát triển với xu hướng giao thương, hội nhập toàn cầu hiện nay. Ngành này sẽ phù hợp với các bạn đam mê kinh tế, giỏi ngoại ngữ, tính toán và có nguyện vọng làm những công việc liên quan đến môi trường quốc tế. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu Kinh tế quốc tế là ngành gì và có được định hướng phù hợp cho kỳ thi tuyển sinh đại học Ngoại thương sắp tới.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo