Những tòa nhà cao tầng, công trình đồ sộ ra đời ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu nhân lực cho các ngành xây dựng. Đó là lý do mà nhiều sinh viên lựa chọn học Kinh tế xây dựng. Vậy thì ngành Kinh tế xây dựng là gì và liệu sự lựa chọn ấy có đúng đắn? Navigates sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây.
Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Đây là ngành đào tạo sinh viên những kiến thức, kỹ năng kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và xây dựng. Điển hình như kiến thức về tài chính trong xây dựng, thẩm định dự án xây dựng, kế toán xây dựng, tham mưu kinh tế cho dự án,…
Với xu hướng đô thị hóa liên tục như hiện nay, nhu cầu nhân lực với ngành này không hề nhỏ. Vì vậy, sinh viên theo học có cơ hội việc làm rất rộng mở.
Khi ra trường, sinh viên có cơ hội làm các công việc liên quan đến kinh tế, tài chính trong các công ty, doanh nghiệp xây dựng như nhân viên kế toán, kiểm toán, quản lý đầu tư dự án, nhân viên thẩm định,…
Học Kinh tế xây dựng đào tạo những gì?
Ngành này đào tạo bài bản về các hoạt động kinh tế, tài chính trong quản lý xây dựng với 3 chuyên ngành khác nhau.
Kinh tế xây dựng có những chuyên ngành gì?

Ngành học gồm 3 chuyên ngành: Quản lý dự án xây dựng, Kinh tế và Quản lý bất động sản, Kinh tế xây dựng.
- Quản lý dự án xây dựng: Thị trường các dự án đầu tư, công trình hạ tầng,… ngày càng phát triển, đòi hỏi những nhân sự có thể quản lý các dự án xây dựng, phù hợp với ai có sở thích làm quản lý, quản trị trong lĩnh vực xây dựng.
- Kinh tế và Quản lý bất động sản: Sinh viên theo học sẽ được đào tạo kiến thức về kinh doanh, phát triển và quản lý đầu tư các dự án bất động sản, phù hợp với những ai muốn làm trong lĩnh vực bất động sản.
- Kinh tế xây dựng: Đào tạo nhân sự làm công việc liên quan đến kinh tế, tài chính trong xây dựng như tham mưu, xây dựng kế hoạch, tổ chức đầu tư, thẩm định lại dự án, kiểm toán xây dựng,…
Sau khi nghiên cứu về cơ hội việc làm, chương trình đào tạo của 3 chuyên ngành, chúng tôi đánh giá cao nhất là Kinh tế xây dựng, chuyên ngành này đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, giúp các bạn sinh viên mới ra trường dễ tìm việc làm.
Hai chuyên ngành còn lại thiên về đào tạo quản lý – là những vị trí công việc đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể hành nghề. Tuy vậy, các bạn cũng cần đối chiếu với năng lực và nguyện vọng của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Ngành Kinh tế xây dựng đào tạo kiến thức, kỹ năng gì?

Ngành học đào tạo kiến thức, kỹ năng về kinh tế, tài chính trong quản lý xây dựng:
- Sinh viên sẽ trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về đầu tư các dự án bất động sản, xây dựng kế hoạch, quản lý và thẩm định chi phí của dự án,… Mọi kiến thức đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường hiện nay, nhất là của các doanh nghiệp xây dựng.
- Sinh viên cũng sẽ được nâng cao nghiệp vụ hành nghề thực tiễn như tư vấn, biết lập kế hoạch chiến lược, marketing dự án xây dựng, tính toán, thống kê, triển khai kế hoạch trong xây dựng,…
- Song song với các kiến thức chuyên môn trên lớp, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm bắt buộc phải có trong lĩnh vực này bao gồm kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý, thuyết trình,… Tư duy của bạn cũng sẽ được rèn luyện để trở nên linh hoạt hơn, nhạy bén hơn trong khi xử lý các vấn đề trong công việc quản lý xây dựng.
Chúng tôi đánh giá rằng các kiến thức đều rất khó vì là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và xây dựng. Vì vậy, những bạn muốn theo học ngành này cần có tư duy tốt, giỏi khả năng tính toán.
Học Kinh tế xây dựng ra làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?
Sinh viên ra trường có thể làm các công việc kinh tế, tài chính, quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng với mức thu nhập có thể lên đến vài chục triệu/tháng.

- Quản lý doanh nghiệp, quản lý đầu tư các dự án: Giám sát, tổ chức, triển khai, quản lý dự án, mức lương trung bình khoảng từ 5-7 triệu, có thể lên tới hơn 30 triệu/tháng.
- Chuyên gia tư vấn gói thầu, nghiên cứu các dự án xây dựng: Nghiên cứu thị trường xây dựng, từ đó rút ra được giải pháp và tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp, mức lương khoảng 15 triệu/tháng và có thể lên tới 30 đến 40 triệu đồng
- Thẩm định viên: Thẩm định, thẩm tra các dự án xây dựng, mức lương rơi vào khoảng 9-11 triệu/tháng và có thể lên tới trên 15 triệu cho người có kinh nghiệm.
- Kế toán, kiểm toán xây dựng: Làm công tác hạch toán, phân bổ hoặc kiểm định các chi phí trong xây dựng. Mức lương khoảng 7-9 triệu/tháng và có thể lên tới trên 15 triệu cho người có kinh nghiệm.
Ngoài ra, sinh viên ra trường có thể làm rất nhiều công việc khác liên quan. Sau khi nghiên cứu về các việc làm và nhu cầu của xã hội, chúng tôi đánh giá rằng cơ hội việc làm rất rộng mở với lương khởi điểm ở mức khá và sẽ lên tới rất cao cho những bạn có nhiều kinh nghiệm.
Ngành Kinh tế xây dựng phù hợp với ai?
Ngành này phù hợp với những bạn giỏi tính toán, đam mê lĩnh vực quản lý, kinh tế, xây dựng.

- Sinh viên học ngành này thường là người có trí óc linh hoạt, tư duy logic, và nhạy bén. Đây là yêu cầu cơ bản nếu bạn muốn làm các công việc liên quan đến kinh tế.
- Các bạn nên có kiến thức tốt về các môn tự nhiên khi còn học THPT, bởi đây là lĩnh vực yêu cầu nắm vững kỹ năng tính toán, thống kê, ứng dụng khoa học.
- Ngoài ra, các bạn cũng cần đam mê các lĩnh vực kinh tế, quản lý, kỹ thuật xây dựng để có thể theo đuổi lâu dài.
Học Kinh tế xây dựng ở đâu?
Hiện nay, ngành này xét tuyển bằng khối thi tự nhiên tại nhiều trường đại học về kỹ thuật, xây dựng ở miền Bắc và miền Trung.
Ngành Kinh tế xây dựng thi khối gì?
Kinh tế xây dựng có thể thi các khối có môn tự nhiên như A00, A01, A19, B00, C01, C02, D01, D07 và D29 và một số khối khác. Hiện nay còn có thêm nhiều hình thức xét tuyển nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn lựa chọn ngành mà mình yêu thích.
Chúng tôi cho rằng với số lượng các khối đa dạng, học sinh hoàn toàn có thể tìm được khối thi phù hợp với mình nhất. Bên cạnh đó, thí sinh nên tập trung ôn các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Lý để đạt được kết quả tốt nhất.
Top trường đào tạo Kinh tế xây dựng tốt nhất

Tham khảo điểm chuẩn Kinh tế xây dựng dưới đây:
Trường đại học | Điểm chuẩn (2022) |
Đại học Kiến trúc Hà Nội | 23.1-23.45 |
Đại học Xây dựng Hà Nội | 22.95 |
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Hà Nội | 22.75 |
Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 19 |
Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam) | 17.55 |
Qua bảng thống kê này, chúng tôi đánh giá rằng điểm chuẩn của các trường có ngành này thuộc mức trung bình, không quá cao.
Các bạn có thể theo học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, đây là hai trường hàng đầu về lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật.
Những lầm tưởng về ngành?
Có hai lầm tưởng thường thấy đó là ngành này không dành cho nữ giới và mức lương không cao.

- Đây là ngành chỉ dành cho sinh viên nam: Tuy số lượng sinh viên học lĩnh vực xây dựng đa phần là nam vì đây là lĩnh vực vất vả, nhưng điều này không có nghĩa là các bạn nữ không thể theo ngành này. Các bạn nữ vẫn có những công việc không quá nặng như kế toán, kiểm toán xây dựng.
- Học ngành này ra lương thấp: Thực tế, mức lương trong ngành xây dựng không hề thấp. Khi có nhiều năm kinh nghiệm, những bạn theo học có thể nhận được mức lương trên 15 triệu, thậm chí vài chục triệu một tháng.
Những thách thức khi theo học
Thách thức của ngành này nằm ở rủi ro tai nạn nghề nghiệp và phần kiến thức nặng, khó.

- Tai nạn nghề nghiệp: Bạn sẽ phải đi thực địa công trình xây dựng thường xuyên, việc gặp sự cố không mong muốn luôn có thể xảy ra. Độ rủi ro khá cao, nên bạn cần cân nhắc trước khi quyết định theo đuổi đam mê của bản thân.
- Dễ vào học nhưng khó ra trường: Sinh viên khi mới vào trường nên chuẩn bị sẵn tâm lý rằng đây là ngành học khó. Kiến thức khá nặng khiến sinh viên thường hay phải thi lại, ra trường muộn.
- Kiến thức nặng: Đa phần những môn học sẽ là môn là sự kết hợp của kinh tế và xây dựng – đều là những lĩnh vực rất khó, đòi hỏi sinh viên có đầu óc linh hoạt, nhạy bén, chăm chỉ học tập.
Đó là những thách thức bất cứ ai học cũng có khả năng gặp phải. Theo chúng tôi nhận định, những thách thức như tai nạn nghề nghiệp là vấn đề rủi ro, khó lường trước. Còn với vấn đề kiến thức, các bạn cần vượt qua bằng cách cố gắng trau dồi, trải nghiệm thực tế để rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân.
Kết luận
Qua những thông tin trên, chúng tôi rút ra kết luận rằng đây là ngành rất tiềm năng khi nhu cầu xây dựng đang bùng nổ như hiện nay, ngành này sẽ phù hợp với các bạn đam mê lĩnh vực xây dựng, kinh tế, quản lý và có tư duy logic, tư duy tính toán tốt. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu Kinh tế xây dựng là ngành gì và có được định hướng phù hợp cho tương lai.