Ngành Luật Kinh Tế: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành luật kinh tế

Trong thời đại kinh tế hội nhập, các công ước, hiệp định kinh tế liên tiếp được ký kết, sự hiểu biết về luật pháp liên quan đến các lĩnh vực thương mại, đầu tư quốc tế ngày càng trở lên quan trọng. Với nhu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn pháp luật cao như hiện nay, ngành này được dự đoán là ngành học của tương lai. Vậy ngành Luật kinh tế là gì? Cùng Navigates tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học này.

Ngành Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là ngành gì?

Luật kinh tế là ngành học chuyên nghiên cứu về các quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, thương mại,… Sinh viên học ngành này sẽ được học các kiến thức về luật thương mại, luật doanh nghiệp, công ước viên,… để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất và kinh doanh.

Ngành học này đang nhận được nhiều sự quan tâm đến từ thí sinh và phụ huynh do nhu cầu nhân lực pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đang ngày càng gia tăng.

Luật kinh tế đào tạo những gì?

Ngành Luật kinh tế có chuyên ngành gì?

Ngành học gồm nhiều chuyên ngành
Luật kinh tế gồm nhiều chuyên ngành

Tùy theo phương hướng đào tạo, Luật kinh tế ở mỗi trường đại học sẽ được chia thành nhiều chuyên ngành như:

  • Luật thương mại quốc tế: Nội dung chủ yếu là nghiên cứu về các bộ luật, tập quán quốc tế, các chính sách thương mại, hợp tác kinh tế,… Chuyên ngành phù hợp với những ai có định hướng làm việc cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp làm việc với chủ thể nước ngoài. 
  • Luật tài chính ngân hàng: Chuyên ngành này chú trọng đến các kiến thức liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng như luật chứng khoán, các hiệp ước, hiệp định quốc tế về lĩnh vực tài chính, ngân hàng,… Những bạn trẻ muốn làm việc trong các tổ chức tài chính có thể cân nhắc lựa chọn chuyên ngành này.
  • Luật đầu tư: Chuyên ngành đào tạo sinh viên hiểu được các vấn đề về đầu tư, nắm bắt, thực hiện các quy trình thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư. Những ai muốn có kiến thức chuyên sâu về đầu tư có thể theo học chuyên ngành này.
  • Ngoài ra còn một số chuyên ngành khác.

Hiện nay, do các doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, nên theo chúng tôi đánh giá, chuyên ngành Luật thương mại quốc tế đang có nhiều cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, để chọn được chuyên ngành phù hợp, thí sinh cũng cần dựa vào khả năng và sở thích của mình.

Học Luật kinh tế đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Kỹ năng cần có khi theo học Luật kinh tế là gì
Kỹ năng cần có khi theo học Luật kinh tế là gì

Luật kinh tế là gì? Là ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về pháp lý và các kỹ năng thực thi pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:

  • Kiến thức tranh tụng, tố tụng, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: Trong hoạt động giao thương, buôn bán, không thể tránh khỏi phát sinh tranh chấp. Kiến thức về tranh tụng, giải quyết tranh chấp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tránh được rủi ro khi ký kết hợp đồng, thiết lập quan hệ mua bán. 
  • Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, tra cứu, cập nhật các văn bản pháp luật: Nền kinh tế biến động không ngừng, các văn bản pháp luật cũng được cập nhập từng ngày. Chính vì vậy, kỹ năng này có vai trò quan trọng với sinh viên. Thông tin chậm về pháp luật có thể gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. 
  • Khả năng nghiên cứu, xử lý các vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước: Trong xã hội thượng tôn pháp luật, các doanh nghiệp đều phải chịu sự quản lý của nhà nước. Để làm việc và tư vấn tốt cho doanh nghiệp, sinh viên ngành này cần có đủ hiểu biết về các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ này để có thể giải quyết và phòng tránh các vấn đề phát sinh.

Những kỹ năng mà ngành học đào tạo có tính ứng dụng thực tiễn cao. Để có được những kiến thức kỹ năng này, người học cần có môi trường để học tập và trải nghiệm. Việc tham khảo kinh nghiệm từ những giảng viên có chuyên môn và những người đi trước cũng rất cần cho những ai muốn phát triển trong lĩnh vực này.

Học Luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập là bao nhiêu?

Những vị trí công việc cho sinh viên tốt nghiệp là gì
Những vị trí công việc cho sinh viên tốt nghiệp là gì

Sau khi tốt nghiệp cử nhân, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Nhân viên pháp chế cho các doanh nghiệp: Đây là vị trí phụ trách các vấn đề pháp lý của công ty. Người làm sẽ phải xử lý các công việc liên quan đến hợp đồng trong công ty, soạn thảo các điều khoản cho hợp đồng, tư vấn đàm phán. Sinh viên với ra trường nhận mức lương khoảng 9-10 triệu.
  • Luật sư kinh tế: Để làm được công việc này, sinh viên lấy được chứng chỉ hành nghề luật sư vì công việc này cần người có chuyên môn cao. Luật sư có thể làm việc ở các văn phòng luật hoặc tự mở công ty riêng. Mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào danh tiếng và tính chất vụ việc.
  • Giảng viên nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cơ sở giáo dục: Công việc chính là giảng dạy, đào tạo các kiến thức pháp luật cho người học. Nếu làm việc tại các cơ sở giáo dục công thì mức lương sẽ theo quy chuẩn chung của nhà nước.

Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp rất rộng mở. Sinh viên ra trường có thể đạt được mức thu nhập cao nếu trình độ ngoại ngữ tốt và chuyên môn cao.

Ngành Luật kinh tế phù hợp với ai?

Muốn giỏi Luật kinh tế cần thông minh, chăm chỉ, nhanh nhẹn
Muốn giỏi Luật kinh tế cần thông minh, chăm chỉ, nhanh nhẹn

Để gặt hái được thành công khi theo đuổi ngành học này, người học cần có những phẩm chất, kỹ năng sau:

  • Có tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật: Khi tôn trọng pháp luật, người học mới có thể hiểu tường tận, thuyết phục và phổ biến luật pháp đến những người khác. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng dành cho sinh viên khoa Luật.
  • Có thái độ công bằng, khách quan, trung thực: Những người thực thi pháp luật luôn phải giữ cho mình sự liêm khiết, công bằng vì họ là đại diện cho hệ thống luật pháp quốc gia. 
  • Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, kiên trì: Vì luật pháp luôn thay đổi và cập nhật không ngừng, kinh tế cũng biến động theo sự phát triển của thời đại, người học luôn phải nỗ lực học hỏi từng ngày. Thêm vào đó, để vận dụng kiến thức hiệu quả, sinh viên cũng cần tích lũy kinh nghiệm qua những vụ việc thực tế. 
  • Yêu thích các lĩnh vực kinh tế, tài chính: Ngành nàycó định hướng chuyên sâu về các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư. Yêu thích lĩnh vực này sẽ giúp sinh viên có động lực học tập, nghiên cứu để tiến xa hơn trong ngành.

Học Luật kinh tế ở đâu?

Ngành Luật kinh tế thi khối gì?

Ngành học thi khối D01, C00, C01, A00, A01 và một số tổ hợp khác. Các tổ hợp xét tuyển được đa dạng hóa giúp thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn. Điểm khối C00 cao hơn hẳn các khối còn lại.

Tuy nhiên, để tăng khả năng trúng tuyển và có thêm lợi thế khi theo học ngành này, các thí sinh nên tập trung ôn thi vào các khối có môn Toán, Anh.

Top trường đào tạo Luật kinh tế tốt nhất

Đại học Luật Hà Nội đào tạo Luật kinh tế
Đại học Luật Hà Nội đào tạo Luật kinh tế

Ở Việt Nam có một số trường đào tạo ngành học này được nhiều người biết đến như:

Dưới đây là điểm chuẩn Học viện Ngân hàng và điểm chuẩn một số trường top:

Tên trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Ngoại thương

28,2-28,25

Đại học Kinh tế quốc dân

28,2-28,25

Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

26,2

Học viện Ngân hàng

26,5

Học viện Ngân hàng Đại học Thương mại

26,5-26,6

Điểm chuẩn vào ngành luôn ở ngưỡng rất cao, phù hợp với những bạn có học lực giỏi trở lên  thì sinh cũng cần có kế hoạch ôn thi từ sớm để tăng cơ hội trúng tuyển.

Theo như chúng tôi nhận định, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Kinh tế quốc dân và các trường là những cơ sở đào Luật kinh tế tốt nhất.

Những lầm tưởng về ngành

Luật kinh tế là gì? Nhiều người vẫn lầm tưởng những điều dưới đây:

  • Phải thuộc lòng các văn bản pháp luật: Suy nghĩ này chưa đúng. Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế là giúp sinh viên nắm được tinh thần của các văn bản pháp luật, để giải quyết các tình huống thực tiễn. Sinh viên không cần thuộc từng hết từng từ, từng chữ mà cần nắm được vị trí, điều kiện áp dụng và nội dung cốt yếu của các điều luật. 
  • Sau ra trường chỉ làm luật sư: Nhiều người chưa hiểu hết về các ngành luật thường lầm tưởng như vậy. Hiện nay, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành như pháp chế, chuyên viên tài chính,…

Những thách thức khi theo học ngành

Những thách thức của ngành nằm ở khối lượng công việc khổng lồ.

Theo đuổi không dễ dàng
Theo đuổi không dễ dàng

Ngành này được đánh giá là chuyên ngành khó, sinh viên có thể gặp phải những thách thức sau khi theo ngành này:

  • Khó khăn khi tra cứu, áp dụng các quy phạm pháp luật: Các quy phạm pháp luật đều có nguyên tắc áp dụng. Ở mỗi quốc gia luật pháp lại khác nhau. Sinh viên ngành khi ra trường thường sẽ phải làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc tra cứu, áp dụng theo thứ tự nào là vấn đề rất khó khăn.
  • Luôn phải cập nhật các văn bản pháp luật mới: Mỗi bộ luật sẽ có nhiều lần sửa đổi, ban hành. Nền kinh tế cũng vận động liên tục. Việc cập nhật chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. 
  • Kiến thức đào tạo trong chương trình đại học chưa đủ để hành nghề: Tình hình kinh tế ngoài thực tiễn rất khó lường. Ở bậc đại học, các bạn sinh viên lại ít được va chạm thực tế, dẫn đến việc phải tự học hỏi nhiều kiến thức ngoài nhà trường.

Kết luận 

Với xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay, ngành này có tiềm năng phát triển to lớn. Đây là thuận lợi cho sinh viên ngành học. Ngành này sẽ phù hợp với những ai yêu thích tìm hiểu về pháp luật, đam mê kinh tế, giỏi tư duy logic. Hiểu được Luật kinh tế là ngành gì sẽ giúp thí sinh đưa ra quyết định đúng đắn khi định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo