Ngày nay, không khó để có thể nhận thấy rằng mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, kinh tế,… đều chịu ảnh hưởng của luật pháp. Hiểu và vận dụng luật pháp vào thực tiễn đang là nhu cầu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội phát triển cho ngành. Vậy ngành Luật là gì? Bài viết dưới đây của Navigates sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích cho những thí sinh yêu thích học Luật.
Ngành Luật là gì?

Đây là ngành đào tạo đại học về luật pháp, quy định pháp luật. Ngành nàychú trọng nghiên cứu cách sử dụng các quy định pháp luật, hệ thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh hành vi, quan hệ trong các lĩnh vực xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm ở nhiều vị trí công việc như: công chứng viên, kiểm sát viên, luật sư, pháp chế, cố vấn luật pháp,… Hiện nay, do xu hướng kinh tế hội nhập, nhu cầu nhân sự liên quan đến ngành này đang tăng cao, sinh viên Luật sẽ không cần lo rằng ra trường làm gì.
Học Luật đào tạo những gì?
Chuyên ngành của Luật là gì?

Phạm vi của ngành rất lớn, bao quát nhiều lĩnh vực, mỗi chuyên ngành có nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định, và đều là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật tổng thể:
- Luật dân sự: Luật dân sự đào tạo cho sinh viên các kiến thức hệ thống pháp luật để giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực đời sống như hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp tài sản,…
- Luật thương mại: Nội dung chủ yếu đề cập đến các quy định pháp luật, vấn đề pháp lý thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, thuế, môi trường, đất đai,…
- Luật hình sự: Trang bị các kỹ năng và chuyên môn thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự, tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật, phục vụ cho công tác điều tra.
- Luật kinh tế: Chuyên ngành này chú trọng vào các kỹ năng, kiến thức pháp luật phục vụ cho việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, thương mại quốc tế và trong nước, tạo lập và đàm phán các điều khoản trong hợp đồng thương mại.
- Và một số chuyên ngành khác như Luật ngân hàng, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật lao động, Luật tố tụng dân sự,…
Những chuyên ngành rất đa dạng. Theo tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, Luật thương mại và Luật kinh tế đang được nhiều bạn thí sinh quan tâm.
Học Luật đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Khi theo học sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức kỹ năng như:
- Kiến thức về pháp luật: Nắm chắc các quy định pháp luật sẽ giúp sinh viên vận dụng được vào thực tiễn. Thêm vào đó, hiểu biết về pháp luật cũng giúp tránh được những rủi ro không mong muốn trong công việc.
- Khả năng tư duy có hệ thống, tra cứu, áp dụng các văn bản pháp luật: Kỹ năng này cho phép sinh viên có thể phân tích và xử lý tình huống theo đúng các quy định pháp luật đối mặt với các vấn đề pháp lý.
- Kỹ năng nhìn nhận sự việc một cách tổng quát, đa chiều: Việc thường xuyên phải tiếp xúc, giải quyết những tình huống thực tế giúp người học biết cách đánh giá, tranh luận, tiếp thu. Sinh viên Luật thường có tư duy phản biện sắc sảo và lập luận chặt chẽ nhờ kỹ năng này.
Đây là những kỹ năng và kiến thức mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện mới có được. Chính vì vậy, việc lựa chọn một môi trường giáo dục tốt với giảng viên kinh nghiệm sẽ giúp người học có nền tảng vững chắc.
Học Luật ra trường làm gì? Mức thu nhập là bao nhiêu?

Với cơ hội việc làm rộng mở như hiện nay, người tốt nghiệp có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp:
- Pháp chế cho doanh nghiệp trong và ngoài nước: Hiện nay, để đề phòng rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp đã thành lập riêng phòng ban chuyên tư vấn pháp luật. Công việc chủ yếu là soạn thảo, giám sát các điều khoản trong hợp đồng, kiểm soát các hoạt động trong công ty theo khuôn khổ pháp luật.
- Kiểm sát viên, công tố viên: Công việc chính là điều tra, truy tố phạm nhân trong các vụ án hình sự. Nơi làm việc là các cơ quan công tố, tòa án. Mức lương cơ bản khoảng 8-10 triệu chưa tính phụ cấp.
- Luật sư: Sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn trở thành luật sư phải có chứng chỉ hành nghề. Công việc của luật sư là bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ, tư vấn các giải pháp pháp lý cho khách hàng. Mức lương của luật sư dựa trên năm kinh nghiệm và tính chất vụ việc.
- Giảng viên ngành Luật: Đây là công việc phù hợp với những sinh viên học tốt, có mong muốn học lên cao, yêu thích nghiên cứu pháp luật. Hiện nay, do nhu cầu học Luật tăng cao, các trường đại học tuyển dụng giảng viên Luật rất nhiều.
- Chuyên viên pháp lý: Những chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp làm việc với các giấy tờ hành chính mang tính pháp lý như: hợp đồng, giấy phép sản xuất,… Ngoài ra, chuyên viên pháp lý cũng phụ trách trong các trường hợp công ty cần khiếu nại.
- Công chứng viên: Công chứng viên là công việc chịu sự quản lý của nhà nước, có vai trò xác minh, đảm bảo tính pháp lý cho các giấy tờ mà cá nhân, tổ chức cần chứng thực.
- Thư ký tòa án: Ghi chép lại những nội dung thuộc một buổi xét xử vụ án. Mức lương của công việc này được xét theo bậc nhà nước.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí. Mức lương cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào môi trường làm việc là doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức nhà nước.
Học Luật phù hợp với ai?

Để theo được Luật, người học cần có những phẩm chất, tính cách sau:
- Có suy nghĩ rõ ràng và khả năng phản biện tốt: Người học Luật phải có suy nghĩ minh bạch, lập luận chính xác. Thêm vào đó khả năng phản biện cũng rất quan trọng. Vì những người thực thi pháp luật luôn phải tranh luận, phân tích làm sáng tỏ vấn đề để người khác tin vào lập luận của mình.
- Yêu thích việc phân tích, giải quyết vấn đề: Đặc trưng của ngành là luôn phải giải quyết các vấn đề. Chỉ khi yêu thích công việc phân tích, nghiên cứu giải pháp, người học mới có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu để tìm ra phương án xử lý phù hợp.
- Trí nhớ và khả năng đọc hiểu: Một trong những khó khăn của sinh viên Luật là phải nắm vững quá nhiều bộ luật, nghị quyết, thông tư. Có một trí nhớ tốt và khả năng đọc hiểu nhanh sẽ giúp tiết kiệm công sức trong quá trình học.
Học Luật ở đâu?
Khối thi ngành Luật là gì?
Ngành này thi các khối A00, A01, D01, C00 và một số khối thi khác. Điểm thi khối C00 cao hơn hẳn các khối còn lại.
Thí sinh có thể chọn khối thi tùy theo năng lực. Để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên tập trung ôn các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Đây là những môn học ôn luyện rèn luyện tư duy lập luận và giao tiếp cho người học.
Top trường đào tạo Luật tốt nhất

Hiện nay, ở Việt Nam một số trường đào tạo Luật được nhiều người biết đến như:
Tham khảo điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội và một số điểm chuẩn các trường đào tạo ngành này dưới đây:
Tên trường | Điểm chuẩn (2022) |
Đại học Luật Hà Nội | 24,95-28,75 |
Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội | 22,62-28,25 |
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh | 22,5-27,5 |
Đại học Ngoại thương | 27,5 |
Đại học Văn hóa Hà Nội | 26,5-27,5 |
Đại học Kinh tế Quốc Dân | 26,30 |
Theo chúng tôi nhận định, điểm chuẩn trung bình ở mức rất cao. Thí sinh cần ôn luyện thật tốt mới có thể thi đỗ vào những trường top đầu.
Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh luôn được xem là nơi đào tạo ngành tốt nhất cả nước. Đây là những trường có lịch sử lâu đời, chuyên đào tạo Luật với chất lượng hàng đầu.
Nếu các bạn nguyện vọng theo đuổi các chuyên ngành về Luật thương mại, kinh tế thì ngành này ở các trường kinh tế như Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.
Những lầm tưởng về ngành học này

Có nhiều người vẫn luôn lầm tưởng một số điều như sau:
- Học Luật là phải “cãi nhau” giỏi: Ngành đào tạo cho sinh viên kỹ năng tranh luận. Sinh viên thường xuyên phải phản biện, nhưng mọi lập luận đưa ra cần dựa trên sự hợp tác thiện chí cùng các quy phạm pháp luật, với mục đích thuyết phục chứ không phải để đàn áp đối phương. Chính vì vậy, không phải cứ học Luật là phải giỏi “cãi nhau”.
- Học Luật ra trường chỉ làm luật sư hoặc làm việc nhà nước: Hiện nay, có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Ngoài công chức nhà nước hay luật sư, có rất nhiều doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này.
Những thách thức khi theo học
Những thách thức khi theo học chủ yếu là khối lượng kiến thức và áp lực công việc quá lớn.

Bên cạnh những cơ hội, ngành cũng có nhiều những thách thức như:
- Phải học tập không ngừng nghỉ ngay cả khi ra trường: Các văn bản, thông tư, nghị định, các quy phạm pháp luật không ngừng sửa đổi và bổ sung. Điều này đòi hỏi người học luật phải cập nhật kiến thức không ngừng.
- Công việc áp lực lớn: Luật pháp gắn với sự tồn tại của cả tổ chức, doanh nghiệp. Những người làm công việc liên quan đến pháp luật nắm giữ những trách nhiệm rất lớn. Chỉ một sai lầm nhỏ trong công việc pháp luật cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một doanh nghiệp.
Kết luận
Đây không phải là ngành học đơn giản, để đạt được thành tựu đòi hỏi người học phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều. Chính vì vậy đây là ngành nghề phù hợp với những ai kiên trì, có quyết tâm cao, có tinh thần bênh vực công lý và lẽ phải. Hiện nay, ngành nàyvẫn đang cần nhiều nhân sự, đồng nghĩa với cơ hội công việc rất rộng mở. Hiểu Luật là ngành gì sẽ giúp thí sinh đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn nghề.