Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, theo xu thế toàn cầu hóa, giao tiếp tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng rất quan trọng trong mọi lĩnh vực. Dựa trên nhu cầu của xã hội, có rất nhiều trường đại học đã nhận đào tạo ngành này. Vậy ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Navigates để hiểu hơn về ngành học này.
Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Đây là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, bản chất của tiếng Anh. Đồng thời ngành này cũng đào tạo và phát triển cho sinh viên các kỹ năng tiếng Anh như: nghe, nói, đọc, viết để ứng dụng vào các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, tài chính và cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, xã hội đang rất cần những người lao động có trình độ tiếng Anh giỏi, thành thạo. Vì thế, Ngôn ngữ Anh sẽ là ngành đem lại rất nhiều cơ hội việc làm.
Học Ngôn ngữ Anh đào tạo những gì?
Chuyên ngành của Ngôn ngữ Anh là gì?

Ba chuyên ngành chính của ngành học là:
- Phương pháp giảng dạy tiếng Anh: Nội dung đào tạo chủ yếu là các kỹ năng sư phạm, giảng dạy. Đây là chuyên ngành phù hợp với những ai định hướng muốn trở thành giáo viên, giảng viên trong tương lai.
- Biên phiên dịch: Người học sẽ được rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho công việc dịch thuật. Chuyên ngành này thích hợp với những ai có nền tảng ngôn ngữ vững chắc và khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo.
- Tiếng Anh thương mại: Ngoài các môn lý thuyết tiếng cơ sở, chương trình tiếng Anh thương mại còn có cả các môn liên quan đến kinh tế. Sinh viên có định hướng làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức thương mại là đối tượng phù hợp với chuyên ngành này.
Dựa theo nhu cầu nhân lực của xã hội, ngành này không ngừng cải thiện chương trình học, đa dạng hóa các chuyên ngành. Mỗi thí sinh sẽ tùy vào nguyện vọng của bản thân mà lựa chọn cho mình chuyên ngành thích hợp.
Ngôn ngữ Anh đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển một số kiến thức, kỹ năng theo học ngành là gì?
- Kiến thức về chính trị, lịch sử, văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Những hiểu biết này rất quan trọng. Người học ngoại ngữ muốn thành thạo thì phải hiểu rõ về con người, xã hội nơi mà ngôn ngữ đó tồn tại.
- Các kỹ năng của tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết: Đây là những kỹ năng cơ bản với bất cứ ai học ngoại ngữ. Tuy nhiên chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh hệ đại học sẽ cung cấp những kiến thức sâu hơn về nguồn gốc, bản chất. Vì vậy sinh viên sẽ vận dụng được một cách chính xác hơn.
- Kỹ năng biên phiên dịch tiếng Anh: Không phải cứ hiểu được tiếng Anh là dịch được tiếng Anh. Trong biên phiên dịch có nhiều nguyên tắc và kỹ thuật chuyển ngữ. Những kiến thức này giúp sinh viên có thể tiến xa hơn nếu theo nghề biên phiên dịch.
- Ngoài ra ngành này còn đào tạo một số kỹ năng khác.
Theo chúng tôi đánh giá, những kỹ năng mà ngành học đào tạo hoàn toàn có thể tự học, tích lũy nhờ trải nghiệm. Tuy nhiên, để làm được điều đó vô cùng khó khăn và cần nỗ lực rất nhiều.
Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì? Mức thu nhập là bao nhiêu?

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm.
- Biên dịch viên, phiên dịch viên tại các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức: Công việc này được nhiều sinh viên theo học ngành này hướng đến. Những người làm công việc này có thu nhập tùy theo trình độ ngoại ngữ, khởi điểm từ 8 triệu và có thể lên tới trên 25 triệu.
- Giảng dạy tiếng Anh cho các trung tâm, cơ sở giáo dục: Sinh viên ra trường sẽ đến trợ giảng hoặc ký hợp đồng giảng dạy với các trung tâm, trường học. Công việc chủ yếu là đào tạo kỹ năng tiếng Anh cho học viên, luyện thi chứng chỉ,… Thu nhập khoảng 10 triệu hoặc hơn.
- Trợ lý, chuyên viên mua hàng ở các công ty có hợp tác với khách hàng sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Để làm được công việc này, sinh viên cần trang bị thêm những kiến thức về kinh tế, tài chính. Đây là công việc có tiềm năng phát triển và mức thu nhập hấp dẫn. Các công ty khác nhau chế độ lương, thưởng, đãi ngộ sẽ khác nhau.
Chúng tôi nhận định rằng sinh viên tốt nghiệp ngành này có rất nhiều cơ hội công việc với thu nhập khá tốt ngay từ khi mới ra trường.
Ngành Ngôn ngữ Anh phù hợp với ai?
Mỗi ngành học đều có những tiêu chí khác nhau. Để phù hợp với ngành học, người học cần có những phẩm chất sau:

- Năng khiếu ngôn ngữ: Thiên phú ngôn ngữ tạo thuận lợi cho người học có thể dễ dàng tiếp nhận và sử dụng ngoại ngữ. Tuy vậy, năng khiếu cũng có thể bù trừ bằng sự cần cù.
- Tính năng động, luôn đổi mới, tìm tòi, sẵn sàng học hỏi cái mới: Ngôn ngữ phản ánh xã hội, nó thay đổi linh hoạt theo thời gian và không gian. Vì lẽ đó, người học tiếng anh phải có tư duy cởi mở, thái độ cầu tiến, học tập mọi lúc mọi nơi.
- Sự kiên trì, nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ: Để có thể diễn đạt trôi chảy bằng tiếng Anh, người học cần có một lượng từ vựng và kiến thức đủ nhiều và phải rèn luyện lý thuyết cũng như thực hành hàng ngày .
Học Ngôn ngữ Anh ở đâu?
Ngành Ngôn ngữ Anh thi khối gì?
Ngôn ngữ Anh thi các khối có môn Tiếng Anh như D01, A01, D14, D15 và một số khối khác. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các trường đại học chỉ dùng kết quả của khối D01, A01 để xét tuyển.
Theo chúng tôi đánh giá, thí sinh cần phải ôn thật kỹ môn Tiếng Anh để đạt được kết quả tốt nhất và vào được ngôi trường mà mình mơ ước.
Top trường đào tạo Ngôn ngữ Anh tốt nhất

Dưới đây là một số trường đào tạo ngành học nổi tiếng ở Việt Nam:
Tham khảo top các trường Đại học ngoại ngữ được đánh giá cao nhất dưới đây
Tên trường | Điểm chuẩn (2022) |
Đại học Ngoại thương | 28,2-28,25 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 28,2-28,25 |
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội | 26,2 |
Học viện Ngân hàng | 26,5 |
Học viện Ngân hàng Đại học Thương mại | 26,5-26,6 |
* Nhân đôi môn tiếng Anh
Nhìn chung, mức điểm chuẩn xét tuyển vào ngành khá cao. Hầu như các trường đều tính hệ số 2 môn tiếng Anh khi xét tuyển, vì vậy, các bạn thí sinh cần chú ý ôn kỹ môn này.
Những trường Đại học Ngoại Thương, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội,Đại học Hà Nội là những nơi đào tạo ngành này hàng đầu tại Việt Nam.
Những lầm tưởng về Ngôn ngữ Anh là gì?
- Điểm tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia cao thì sẽ học Ngôn ngữ Anh sẽ giỏi: Bài thi tiếng Anh của kỳ thi THPT Quốc gia chỉ đánh giá được người học ở hai kỹ năng đọc hiểu và phát âm tương đương trình độ cơ bản. Tuy nhiên, chương trình đại học đòi hỏi phát triển toàn diện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cùng nhiều kiến thức chuyên sâu hơn thời phổ thông.
- Học chứng chỉ tiếng Anh ở ngoài không khác gì học Ngôn ngữ Anh: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu học để thi chứng chỉ, bạn sẽ được giảng dạy mẹo để đạt được điểm cao trong bài thi. Khi học , bạn sẽ được tìm hiểu sâu về văn hóa, ngôn ngữ để có thể làm các nghề chuyên môn.
Những thách thức khi học Ngôn ngữ Anh

Đây là ngành đem đến nhiều cơ hội. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu trong ngành này, người học vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức:
- Chương trình học nặng nề: Sinh viên học ngành này bao giờ cũng phải miệt mài, chăm chỉ. Vì chỉ buông lơi một thời gian ngắn, khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ bị mai một dần. Thêm vào đó bên cạnh học các kỹ năng giao tiếp, sinh viên còn được trang bị thêm nhiều kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, khiến chương trình học trở nên nặng nề.
- Dễ bị phân vân, mơ hồ khi chọn nghề: Ngôn ngữ suy cho cùng cũng là công cụ để giao tiếp. Vì vậy khi tốt nghiệp, sinh viên cần phải học thêm các kỹ năng nghề nghiệp riêng để tìm được vị trí của mình trong xã hội. Rất nhiều sinh viên trong giai đoạn này rơi vào trạng thái hoang mang, mơ hồ vì không biết nghề nào phù hợp với bản thân và ngành học của mình.
Kết luận
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ đời sống, xã hội đến kinh tế, chính trị. Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đã dần trở thành một kỹ năng quan trọng để học tập và làm việc. Sự biến đổi này hứa hẹn một tương lai phát triển đầy tiềm năng cho ngành học. Theo chúng tôi đánh giá, Ngôn ngữ Anh sẽ hợp với những bạn năng động, có năng khiếu ngôn ngữ, đam mê tiếng Anh. Hiểu được Ngôn ngữ Anh là ngành gì sẽ giúp thí sinh có thể cân nhắc kỹ càng hơn trong kỳ thi tuyển đại học.