Trong thời đại truyền thông phát triển, nhiều ngành học mới bắt đầu xuất hiện để đáp ứng xu hướng, trong đó có ngành Quan hệ công chúng. Nhưng Quan hệ công chúng là ngành gì? Tại sao ngành này lại được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm? Với lượng lớn người theo đuổi, liệu sinh viên học Quan hệ công chúng ra trường có nhiều cơ hội việc làm không? Cùng Navigates tìm hiểu ngay về ngành cũng như tất tần tật thông tin cần biết dưới đây.
Quan hệ công chúng là ngành gì?

Ngành quan hệ công chúng là ngành đào tạo sinh viên các kiến thức về duy trì, phát triển quan hệ hai chiều của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là tạo lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức với cộng đồng, nhằm tiến tới mục tiêu khẳng định, định vị thương hiệu, khiến thương hiệu hiện diện với công chúng, tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức.
Khi theo ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên ngành PR, cùng một số kỹ năng mềm liên quan như tổ chức sự kiện, marketing,… Ngoài ra, các sinh viên PR còn được cung cấp những kiến thức về báo chí, truyền thông, xuất bản phẩm quản trị và phát triển thương hiệu, truyền thông đa phương tiện, xây dựng chiến dịch PR, phát triển chương trình quan hệ công chúng cũng như kỹ năng viết bài PR,…
Trên thế giới ngành này đã có từ rất lâu, tuy nhiên tại Việt Nam thì ngành này còn khá mới và nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ và truyền thông, ngành này ngày càng chứng tỏ được sự cần thiết và quan trọng cho mỗi doanh nghiệp.Chính vì vậy, cơ hội làm việc của sinh viên rất rộng mở. Bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực liên quan tới quản lý thương hiệu, truyền thông, báo chí, sáng tạo nội dung cho các doanh nghiệp, tổ chức hay làm freelancer.
Hiện nay, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu phát triển thương hiệu, do đó, xã hội đang rất cần các nhân lực của ngành Quan hệ công chúng. Vì vậy nghành này đang có tiềm năng lớn khi xu thế hội nhập, truyền thông đang bùng nổ.
Nội dung đào tạo của ngành
Ngành quan hệ công chúng chia ra làm ba chuyên ngành. Dù theo chuyên ngành nào, sinh viên cũng sẽ được lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc quảng bá thông tin, định hình thương hiệu với cộng đồng.
3 chuyên ngành của ngành

Với mỗi chuyên ngành được đào tạo, sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể. Ngành này được chia ra làm những chuyên ngành:
- Quản lý – Tổ chức sự kiện: Đào tạo các kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên có khả năng quản lý, tổ chức chương trình lớn nhỏ, quảng bá thông tin của doanh nghiệp tới khách hàng. Chuyên ngành này hợp với những bạn muốn theo lĩnh vực tổ chức sự kiện.
- Công nghệ truyền thông: Đào tạo các kiến thức về truyền thông điện tử như thiết kế ấn phẩm truyền thông điện tử, truyền thông đa phương tiện, marketing truyền thông… Chuyên ngành này dành cho những bạn muốn dấn thân vào những lĩnh vực truyền thông sử dụng công nghệ hiện đại.
- Báo chí – Truyền thông: Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về báo chí như kỹ năng viết, kỹ năng biên tập, xử lý thông tin của nhiều loại hình báo chí khác nhau như báo in, báo mạng,… Các bạn muốn theo đuổi công việc viết lách, truyền thông sẽ phù hợp với chuyên ngành này.
Ngành đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào?

Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng đặc thù liên quan tới truyền thông, quảng bá:
- Kỹ năng ngoại ngữ: Thuận tiện trong giao tiếp với công chúng nước ngoài, doanh nghiệp quốc tế.
- Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý vấn đề tốt: Giúp nắm bắt công việc nhanh chóng, xử lý tình huống, thu thập thông tin hiệu quả. Kỹ năng này còn giúp hoạch định hướng đi hiệu quả cho chiến dịch, giúp phát triển thương hiệu.
- Khả năng giao tiếp, làm việc với đám đông: Việc giao tiếp nhiều là điều cần thiết trong những lĩnh vực liên quan đến quảng bá, truyền thông.
- Kỹ năng viết: Đây là kỹ năng giúp sinh viên viết báo chí, viết bài PR trong những chiến dịch truyền thông.
- Kỹ năng tổ chức sự kiện: Giúp sinh viên có khả năng hỗ trợ tổ chức, trực tiếp chỉ đạo các sự kiện từ nhỏ đến những sự kiện lớn.
- Kỹ năng thiết kế: Sinh viên sẽ được học cách thiết kế những ấn phẩm báo, sản phẩm truyền thông ảnh.
Tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì? Thu nhập bao nhiêu?

Hiện tại, sinh viên tốt nghiệp ngành có những cơ hội làm việc như sau:
- Chuyên viên tổ chức sự kiện: Lên kịch bản, kế hoạch, ý tưởng chương trình của từng sự kiện. Trực tiếp điều hành chỉ đạo các sự kiện. Mức lương cho vị trí này từ khoảng 7-10 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường và từ 10-15 triệu đồng cho người đã có kinh nghiệm.
- Phóng viên, biên tập viên, nhà báo, MC: Đảm nhiệm các công việc truyền thông, báo chí tại các cơ quan tuyên giáo, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, công ty truyền thông. Mức lương cho vị trí này là khoảng 7-9 triệu cho sinh viên mới ra trường và sẽ tăng dần lên khoảng trên 15 triệu đồng.
- Chuyên viên truyền thông: Làm công tác truyền thông nội bộ cập nhật thông tin trong công ty, hoặc truyền thông đối ngoại tới đối tác, khách hàng. Mức lương cho sinh viên mới ra trường khoảng 7-13 triệu và lên tới trên 20 triệu cho người có kinh nghiệm.
- Chuyên viên tư vấn PR: Nghiên cứu công tác truyền thông đối ngoại, nội bộ của các doanh nghiệp, tổ chức, từ đó đưa ra hướng dẫn, tư vấn đường lối truyền thông phù hợp. Người mới ra trường sẽ nhận mức lương khoảng 6-8 triệu, người có kinh nghiệm là khoảng 12 triệu đồng trở lên.
- Chuyên viên marketing: Xây dựng, tạo lập các kế hoạch truyền thông, quảng bá sản phẩm, từ đó hướng tới mục tiêu khẳng định, phát triển thương hiệu của công ty. Mức lương cho sinh viên mới ra trường là 6-8 triệu và lên tới trên 20 triệu cho người có kinh nghiệm.
Chúng tôi đánh giá rằng không khó để sinh viên kiếm được việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, để có được mức lương hấp dẫn, các bạn cần quá trình trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.
Ngành này phù hợp với ai?
Là ngành đặc thù liên quan đến ngoại giao, giao tiếp, những bạn có mong muốn theo học cần những tố chất, tính cách theo xu hướng năng động, sáng tạo, hướng ngoại.

Sinh viên theo học nên có những yếu tố, phẩm chất để phù hợp phát triển với nghề:
- Một chuyên gia Quan hệ công chúng thành công bắt buộc phải kết nối mở rộng các mối quan hệ. Để làm được điều này đầu tiên bạn phải là một người hướng ngoại, thích giao tiếp và thể hiện bản bản thân phù hợp ở mọi hoàn cảnh.
- Những ngành nghề truyền thông, quảng bá đòi hỏi tư duy sáng tạo. Nếu chỉ giới hạn kiến thức của theo lối mòn, bạn sẽ khó tạo ra được những bài viết, chiến dịch truyền thông hiệu quả.
- Bạn có năng khiếu xử lý thông tin. Ngành này đòi hỏi phải có khả năng tiếp nhận, xử lý đầu ra thông tin đầu ra để tăng hiệu quả truyền thông.
- Nếu đưa ra thông tin sai lệch sẽ dẫn đến khủng hoảng truyền thông, mất hiệu quả quảng bá, ảnh hưởng tới giảm uy tín của doanh nghiệp và chính bản thân bạn. Vì vậy, người theo ngành này cần thận trọng, chỉn chu khi làm nghề.
- Bạn cần có khả năng viết tốt. Khả năng viết là điểm cộng quan trọng với một chuyên viên Quan hệ công chúng. Trong quá trình học tập và hành nghề, bạn sẽ cần viết rất nhiều. Những bài viết phải đủ hay để nhận được sự quan tâm, chú ý, nhằm đảm bảo hiệu quả truyền thông.
Học ngành Quan hệ công chúng ở đâu?
Ngành này xét tuyển thí sinh ở rất nhiều khối. Nhiều trường top đầu cả nước có mở đào tạo ngành này với mức điểm chuẩn đầu vào ở ngưỡng rất cao.
Thi khối gì để vào ngành này?
Các khối thi vào ngành Quan hệ công chúng rất đa dạng gồm khối A00, A01, một số khối R, C00 và một số khối C khác, D01, D78 và một số khối D khác. Thí sinh có thể thoải mái cân nhắc chọn lựa khối thi phù hợp với khả năng.
Mức điểm chuẩn của các trường đại học vào ngành này có thể lên tới trên 28,5, thậm chí gần 30 điểm. Theo chúng tôi nhận định, đây là mức điểm chuẩn rất cao, các thí sinh có nguyện vọng vào học ngành tại những trường tốt cần có học lực giỏi, thực hiện kế hoạch ôn luyện bài bản từ sớm.
Top trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng tốt nhất

Cùng tham khảo Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn năm 2022 và của một số trường có đào tạo ngành Quan hệ công chúng dưới đây.
Tên trường | Điểm chuẩn (2022) |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 35,34-37,6* |
Đại học Kinh tế Quốc dân | 28.6 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội | 26-29.95 |
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam | 26 |
Đại học Văn Hiến | 23 |
* Thang điểm 40
Theo chúng tôi đánh giá, ba trường Kinh tế quốc dân, Báo chí Tuyên truyền, Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội là những trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng tốt nhất, nhưng đòi hỏi mức điểm trúng tuyển rất cao. Với những thí sinh học lực không quá tốt, Đại học Văn hiến cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Những lầm tưởng về ngành này

Vì ngành Quan hệ công chúng có tên gọi khác là PR, nên thường bị nhầm lẫn với Quảng cáo. PR theo nghĩa Quan hệ công chúng là việc doanh nghiệp quản lý hình ảnh, thương hiệu của mình trong mắt công chúng, cộng đồng thông qua các kênh truyền thông báo chí nhằm tạo dựng sự ủng hộ từ khách hàng.
PR theo nghĩa Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, quảng bá những dịch vụ, sản phẩm của công ty. Mục tiêu của việc quảng cáo là giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp tiềm năng.
Ngoài ra, ngành này còn bị hiểu nhầm có tương đồng với ngành Quan hệ quốc tế. Thực chất, ngành Quan hệ quốc tế sẽ nghiêng về hướng ngoại giao, đối ngoại chính trị hoặc kết nối với doanh nghiệp quốc tế, thay vì thuần theo hướng truyền thông, quản lý thương hiệu.
Có thể thấy ba lĩnh vực này khác nhau hoàn toàn. Chúng tôi nhận thấy thí sinh cần phân biệt rõ ràng để không mắc sai lầm khi đăng ký ngành học.
Những thách thức khi theo học

Những bạn theo đuổi ngành sẽ gặp phải những thách thức như sau:
- Khối lượng kiến thức lớn, đòi hỏi cao về kỹ năng mềm: Các kiến thức của ngành Quan hệ công chúng rất đa dạng, lại nghiêng nhiều về kỹ năng mềm. Đây là một thử thách đòi hỏi các bạn sinh viên phải chú ý trau dồi ngay từ trên giảng đường
- Môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt: Thời đại truyền thông phát triển mạnh mẽ, nhiều tập đoàn truyền thông lớn chi phối thị trường khiến ngành này có môi trường cạnh tranh rất khốc liệt. Những nhân lực khả năng sẽ có nguy cơ bị đào thải.
- Rủi ro trong công việc rất lớn: Những ngành liên quan tới truyền thông như Quan hệ công chúng khó tránh khỏi rủi ro. Nếu quản lý truyền thông không tốt, doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến thương hiệu và nặng hơn là dính đến những vấn đề pháp lý.
Theo chúng tôi đánh giá, để có thể khắc phục những khó khăn trên, các bạn thí sinh muốn theo đuổi ngành cần trau dồi những kiến thức, kỹ năng ngay từ trên trường đại học. Các bạn có thể tham gia công tác truyền thông tại câu lạc bộ, hoặc làm thực tập sinh từ sớm tại các công ty. Với ngành nghề khốc liệt liên quan đến truyền thông, việc có kinh nghiệm từ sớm là lợi thế rất lớn để khắc phục những khó khăn của ngành.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã giải thích Quan hệ công chúng là ngành gì cùng một số kiến thức liên quan. Theo chúng tôi nhận định, ngành này có mức lương cùng cơ hội làm việc rất tốt, phù hợp với những bạn trẻ đam mê công việc truyền thông, đối ngoại. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có đã có được cái nhìn tổng quát trước khi chọn ngành đại học phù hợp với năng lực bản thân.