Hiện nay, có nhiều bạn học sinh thắc mắc Quan hệ quốc tế là ngành gì? Navigates nhận định ngành học này chính là xu hướng tất yếu trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay. Nếu bạn mong muốn sở hữu trong tay tấm bằng và tìm kiếm một công việc ổn định với mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để tích lũy thêm kiến thức hữu ích trước khi chọn ngành học.
Quan hệ quốc tế là ngành gì?

Quan hệ quốc tế là ngành học tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến chính trị học, ngoại giao giữa các quốc gia. Ngành học này liên quan đến đa lĩnh vực, điển hình như chính trị, kinh tế, văn hóa, mối quan hệ giữa các quốc gia, luật,…
Sinh viên ra trường có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau như đối ngoại, ngoại giao quốc tế, chính trị, truyền thông,… tại cả cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.
Nội dung đào tạo của ngành

Một số chuyên ngành của ngành này
Trong ngành, có chia ra thành một số chuyên ngành nhỏ như sau:
- Nghiệp vụ ngoại giao: giúp sinh viên làm quen với các tình huống gặp mặt, đàm phán với nguyên thủ quốc gia, đại sứ quán, bộ ngoại giao, viên chức ngoại giao.
- Nghiệp vụ đối ngoại: đào tạo khả năng đàm phán, giao tiếp, phát ngôn ở môi trường quốc tế và các kỹ tổ chức những sự kiện đối ngoại.
- Truyền thông quốc tế: đào tạo những kỹ năng, kiến thức để hoạt động truyền thông ở quốc tế như quản trị, sản xuất, lập kế hoạch, phát hành các sản phẩm truyền thông.
- Báo chí đối ngoại: đào tạo các kỹ năng hoạt động báo chí quốc tế như tác phong hành nghề, viết bài, quản lý, sản xuất báo chí phục vụ cho mục đích đối ngoại.
- Chính trị quốc tế: với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào sâu kiến thức tổng quan quan hệ quốc tế, cấu trúc cơ bản và những đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị quốc gia. Ngoài ra, còn có những kiến thức liên quan đến chính sách, luật, quy định của quốc gia, cơ cấu tổ chức, hệ thống điều hành.
Ngành đào tạo những kỹ năng gì?

Quan hệ quốc tế mang được ra đời từ nhu cầu thương mại quốc tế và hội nhập. Do vậy, ngành đào tạo cho sinh viên những kỹ năng liên quan đến ngoại giao như sau:
- Kỹ năng ngoại ngữ: với nền tảng là ngoại ngữ tốt, sinh viên sẽ đáp ứng được nhu cầu học thuật và giao tiếp. Đặc biệt, ngoại ngữ là công cụ cần thiết trong quá trình làm việc liên quan đến các vấn đề ngoại giao, quốc tế.
- Kỹ năng đối ngoại: trong quá trình đàm phán với các đại diện quốc gia khác, những kỹ năng đối ngoại như giao tiếp, thuyết phục sẽ giúp bạn hoàn thành những nhiệm vụ ngoại giao.
- Kiến thức đa lĩnh vực: những kiến thức có liên quan đến văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng toàn cầu là công cụ phục vụ cho quá trình làm việc, đàm phán và kết nối với các quốc gia khác trên thế giới.
- Khả năng chịu áp lực: những công việc liên quan đến ngành này đều có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn. Cường độ làm việc và áp lực vì vậy sẽ lớn hơn so với những công việc khác.
- Kỹ năng truyền thông: với chuyên ngành truyền thông, báo chí, sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng truyền thông liên quan như kỹ năng viết, kỹ năng đưa tin, quản trị truyền thông,…
Học ngành Quan hệ quốc tế ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Các vị trí công việc của ngành này chủ yếu liên quan đến công tác đối ngoại:
- Chuyên viên đối ngoại, ngoại giao: đại diện đất nước thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao. Công việc chính là thảo luận, đàm phán quốc tế, thu thập báo cáo, duy trì mối liên kết giữa các nước với nhau. Mức lương ban đầu dao động khoảng 7-10 triệu đồng/ tháng và 20 triệu đồng/ tháng với người giàu kinh nghiệm.
- Kinh doanh quốc tế: người làm công việc này sẽ thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh trên thị trường quốc tế như tìm kiếm và quản lý khách hàng, khảo sát và xây dựng thị trường, phát triển chiến lược kinh doanh,… Trung bình mức thu nhập của sinh viên mới ra trường khoảng 12 triệu đồng/ tháng và 27 triệu đồng/ tháng với người có kinh nghiệm.
- Chuyên gia phân tích chính trị quốc tế: có nhiệm vụ phân tích chính trị dựa trên khía cạnh pháp luật, chính sách công, đánh giá sự kiện chính trị quốc tế, thông báo, giải trình về diễn biến chính trị, dự báo các xu hướng chính trị,… Sinh viên mới ra trường sẽ có mức thu nhập khoảng 8 triệu đồng/ tháng, với người có kinh nghiệm hơn, mức lương là 20 triệu đồng/ tháng.
- Chuyên viên quan hệ công chúng và truyền thông: có nhiệm vụ xây dựng các mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp, cá nhân với các cơ quan truyền thông, báo chí, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập khoảng 7-15 triệu đồng/ tháng và người dày dặn kinh nghiệm sở hữu mức thu nhập từ 23-55 triệu đồng/ tháng.
Quan hệ quốc tế phù hợp với ai?

- Có năng khiếu ngoại ngữ: nền tảng ngoại ngữ tốt là cơ sở giúp bạn học tập, làm việc và kết nối với mọi người ở đa quốc gia.
- Đức tính kiên trì, chịu được áp lực: trong quá trình học và làm việc, ngành này đòi buộc tiếp thu nguồn kiến thức khổng lồ và cường độ công việc lớn.
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả: nhằm phục vụ cho công việc liên quan đến ngành Quan hệ quốc tế sau này, đặc biệt trong những tình huống phát sinh ngoài kế hoạch.
- Hướng ngoại, năng động: khi làm việc trong ngành bạn sẽ cần giao tiếp, kết nối với đại diện của các quốc gia khác.
Học ngành Quan hệ quốc tế ở đâu?
Ngành Quan hệ quốc tế thi khối gì?
Các trường đại học, cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển ngành Quan hệ quốc tế qua các khối A01, một số khối D như D01, D03, D04, D07, D11, D14, D15.
Những năm gần đây, điểm chuẩn trúng tuyển ngành khá cao, với mức điểm 22-28 điểm (tương đương 9 điểm/ môn). Theo chúng tôi nhận định, để có thể đỗ vào các trường top đào tạo ngành này, thí sinh cần có học lực thật tốt nhằm tăng cơ hội trúng tuyển.
Top trường đào tạo Quan hệ quốc tế tốt nhất

Tên trường | Điểm chuẩn (2022) |
Học viện Ngoại giao | 25.85 – 27.85 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 34.17 – 35.77* |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM | 26.2 – 26.6 |
Học viện Khoa học Quân sự | 24,79 – 28,1 |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học | 22 |
* Thang điểm 40
Theo đánh giá của chúng tôi, các trường ở mức trên 25 điểm Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trường Nhân Văn TP.HCM, Học viện Khoa học Quân sự đào tạo ngành Quan hệ quốc tế ở mức tốt, tương quan với mức điểm trúng tuyển khá cao.
Những lầm tưởng về ngành này

Khi tìm hiểu về ngành này, không ít người đã có những suy nghĩ sai lệch về ngành học này. Ví dụ như là:
- Chỉ có thể làm việc cho Nhà nước: hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu kết nối với đối tác nước ngoài. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn làm việc cho các công ty tư nhân.
- Không giỏi tiếng Anh không theo học ngành Quan hệ quốc tế được: bạn vẫn có thể theo học ngành này bằng tiếng Việt. Ngoài ra, sinh viên giỏi những ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh vẫn có thể theo ngành.
- Ngoại hình ưa nhìn mới có thể học ngành Quan hệ quốc tế: tiêu chí về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng được đánh giá cao hơn ngoại hình rất nhiều.
Những thách thức của ngành
Sinh viên và những người theo ngành này cũng gặp phải một số thách thức nhất định. Như là:
- Sinh viên theo ngành cần chăm chỉ, nghiêm túc và học với cường độ cao bởi khối lượng kiến thức khổng lồ ở nhiều lĩnh vực
- Người học cần có tư duy logic và nhạy bén với các vấn đề đặt ra.
- Yêu cầu cao về kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ.
Theo chúng tôi đánh giá, những thách thức này chủ yếu là về kỹ năng ngoại ngữ, khả năng hiểu biết các kiến thức. Vì vậy, các bạn học sinh cần xem xét kỹ những khả năng vốn có của mình để cân nhắc có nên theo ngành hay không.
Kết luận
Theo chúng tôi nhận định, ngành học này có cơ hội làm việc rộng mở, phù hợp với những người có khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ tốt, có sở thích giao lưu, hướng ngoại. Đừng bỏ lỡ nếu bạn là người thực sự đam mê và có tố chất để theo học Quan hệ quốc tế.