Ngành Quản Lý Giáo Dục: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành quản lý giáo dục

Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được nhiều người chú trọng và quan tâm. Khi nhu cầu giáo dục tăng mạnh như hiện tại, các cơ sở giảng dạy từ nhà nước đến tư nhân sẽ cần tới những người có khả năng quản lý các hoạt động giáo dục Đó là lý do ngành này đang dần khẳng định vị thế quan trọng, được nhiều bạn học sinh quan tâm. Vậy ngành Quản lý giáo dục là gì? Hãy cùng Navigates tìm hiểu ngày trong bài viết dưới đây.

Ngành Quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là ngành gì?

Đây là ngành học đào tạo nhân lực có khả năng điều hành, giám sát để công tác giáo dục có thể vận hành sao cho trơn tru, hiệu quả.

Cử nhân ra trường có thể làm việc ở các cơ sở giảng dạy hoặc các tổ chức, ban ngành liên quan đến giáo dục. Hiện nay, giáo dục đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy, xã hội cần thêm nhiều nhân lực từ ngành học này. Chính vì điều đó, đây là ngành có tiềm năng lớn.

Học Quản lý giáo dục đào tạo những gì?

Quản lý giáo dục đào tạo những kiến thức về hệ thống giáo dục Việt Nam và các kỹ năng cần thiết cho công việc quản lý.

Những kỹ năng cần có khi theo học
Những kỹ năng cần có khi theo học

Khi theo học, sinh viên được đào tạo những kỹ năng:

  • Kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo công việc: Những kiến thức và kỹ năng này sẽ trang bị cho sinh viên nền tảng căn bản trong công tác quản lý, để công việc được thực hiện theo tiến trình logic, khoa học. 
  • Kiến thức về nền giáo dục Việt Nam: Sinh viên sẽ phải nghiên cứu về các chính sách, quy chế, cách tổ chức của hệ thống giáo dục Việt Nam.
  • Xây dựng những quy định, giao nhiệm vụ và phân quyền hạn: Đây là nhiệm vụ cần thiết với những người lãnh đạo. Minh bạch, giao đúng người đúng việc là nguyên tắc để bạn trở thành một nhà quản lý giáo dục tốt. 
  • Theo dõi giám sát tiến trình công việc: Để công việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao, việc theo dõi, giám sát để có thể xử lý công việc trơn tru là điều không thể thiếu.

Theo Navigates nhận định, để thành thạo những kỹ năng trên, các bạn sinh viên cần thực hành nhiều, tham gia các công việc thực tập sớm để tích lũy kinh nghiệm từ thực tế.

Học Quản lý giáo dục ra làm gì? Mức thu nhập là bao nhiêu?

Sinh viên theo học ra trường có thể làm ở các tổ chức nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ giáo dục, với mức lương trung bình khoảng 5-7 triệu.

Sinh viên ra trường có thể làm thanh tra giáo dục
Sinh viên ra trường có thể làm thanh tra giáo dục

Với cơ hội phát triển đầy tiềm năng, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể tự tìm cho mình những công việc phù hợp như:

  • Điều hành, quản lý công tác giáo dục: Công việc chính là tổ chức, giám sát các hoạt động ngoại khóa như trại hè, lễ hội văn hóa hoặc các hoạt động trải nghiệm của học sinh, sinh viên. Mức lương khởi điểm cho vị trí này sẽ khoảng 6-8 triệu. Nếu giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt có thể ứng tuyển vào các trường tư với mức lương trong khoảng 15 triệu. 
  • Nghiên cứu về hoạt động giáo dục: Làm công việc nghiên cứu, đề xuất các đường lối giáo dục ở các viện khảo thí hoặc trung tâm nghiên cứu được quản lý bởi nhà nước. Mức lương được tính như công nhân viên chức bình thường.
  • Kiểm soát, thanh tra chất lượng giáo dục: Công việc chủ yếu là hoạch định các chính sách giáo dục, kiểm tra chất lượng giáo dục, giám sát hoạt động giáo dục như các kỳ thi địa phương. Mức lương trả sẽ theo quy định của nhà nước.

Theo chúng tôi đánh giá, sinh viên ngành này có không ít cơ hội việc làm, nhưng mức lương Quản lý giáo dục so với những ngành khác không quá cao. Tuy nhiên, nếu có trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm tốt, bạn có thể làm việc tại những cơ sở tư nhân với mức lương khá ổn.

Ngành Quản lý giáo dục phù hợp với ai?

Người làm nghề giáo dục cần sự đồng cảm và thấu hiểu
Người làm nghề giáo dục cần sự đồng cảm và thấu hiểu

Sứ mệnh thiêng liêng của giáo dục luôn đi cùng với trách nhiệm lớn lao. Chính vì vậy, để theo được ngành này, bạn cần những phẩm chất sau:

  • Có sự đồng cảm, thấu hiểu và kiên nhẫn: Người làm công tác giáo dục không thể nóng giận và vội vàng. Ngành giáo dục luôn cần sự bao dung và thấu hiểu. Đó cũng chính là phẩm chất cần thiết để trở thành người quản lý tốt.
  • Có khả năng thuyết phục: Người quản lý giáo dục phải có được niềm tin của mọi người mới có thể làm tốt công tác quản lý. Khả năng thuyết phục sẽ giúp ích nhiều cho điều này. 
  • Đam mê, sẵn sàng cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục: Chỉ khi có đam mê, nhiệt huyết với lĩnh vực giáo dục, người theo ngành mới có thể vượt qua những thử thách, hoàn thành tốt công việc. 
  • Tư duy lãnh đạo, quản lý: Để làm được công tác vận hành và giám sát trong lĩnh vực giáo dục, bạn cần có khả năng quán xuyến, có được sự đồng lòng của mọi người.

Học Quản lý giáo dục ở đâu?

Bạn có thể học ở các trường đại học chuyên về giáo dục, khoa học xã hội trên cả nước và thi tuyển bằng các khối A, C, D.

Ngành Quản lý giáo dục thi khối gì?

Quản lý giáo dục thi khối A01, A00, C00, D01, D14. Khối C00 thường có mức điểm xét tuyển cao hơn các khối còn lại, vì vậy, những thí sinh theo khối học này cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký. 

Bên cạnh đó, theo nhu cầu của xã hội, việc thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển xa hơn trong ngành này. Cho nên, các thí sinh nên cân nhắc ứng tuyển vào ngành này bằng những khối có môn Ngoại ngữ.

Top trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tốt nhất

Đại học Thủ đô Hà Nội đứng top đào tạo ngành
Đại học Thủ đô Hà Nội đứng top đào tạo ngành học

Tên trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Thủ đô Hà Nội

32*

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM

23-24

Đại học Sài Gòn

21.15 - 22.15

Học viện Quản lý giáo dục

20

Đại học Sư phạm Thái Nguyên

18,5

Đại học Vinh

18

*Thang điểm 40

Theo chúng tôi đánh giá, mức điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành này không cao so với mặt bằng chung, phù hợp với các bạn thí sinh có học lực khá trở lên. 

Bên cạnh đó, dựa vào kết quả xét tuyển và lịch sử đào tạo, chúng tôi đánh giá rằng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, Học viện Quản lý giáo dục và Đại học Thủ đô Hà Nội là những nơi đào tạo ngành này tốt nhất.

Những lầm tưởng về ngành là gì?

Ngành họcmang tính đặc thù cao, không nhiều người biết đến. Do đó, có không ít những lầm tưởng về ngành học này:

  • Không làm được giáo viên: Qua tên gọi của ngành học này, nhiều người nghĩ rằng ngành này không liên quan đến nghiệp vụ giảng dạy. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trở thành giáo viên dạy các môn học kỹ năng khi theo học chuyên ngành này. 
Cử nhân có thể làm giáo viên dạy các môn học kỹ năng
Cử nhân có thể làm giáo viên dạy các môn học kỹ năng
  • Sinh viên ra trường dễ thất nghiệp: Hiện nay, mọi lứa tuổi đều có nhu cầu giáo dục, vì vậy, có nhiều cơ hội cho sinh viên học ngành này. Nếu bạn học tập tốt, có năng lực, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một công việc xứng đáng và phù hợp.

Những thách thức khi theo học là gì? 

Mức lương thấp so với khối lượng công việc là khó khăn của Quản lý giáo dục
Mức lương thấp so với khối lượng công việc là khó khăn của Quản lý giáo dục

Với những ai đã “bén duyên” với Quản lý giáo dục, những khó khăn, thách thức là điều không thể nào tránh khỏi:

  • Công việc trọng trách lớn, nhiều áp lực: Công việc vận hành một hệ thống giáo dục chưa bao giờ dễ dàng. Ngoài vận hành các hoạt động trong tổ chức, người Quản lý giáo dục còn cần hoạch định, giám sát các chính sách giáo dục. Do vậy, người làm công việc này luôn phải chịu áp lực lớn. 
  • Mức lương còn thấp: Ngành học có cường độ, áp lực và trách nhiệm công việc rất lớn. Tuy nhiên, mức lương của những nhân viên trong ngành ở Việt Nam so với các nước khác nhìn chung vẫn khá thấp.

Kết luận

Qua những thông tin nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng đây là ngành học có nhiều tiềm năng, hợp với nhu cầu của xã hội. Những bạn trẻ có đam mê làm việc trong ngành giáo dục, có tố chất quản lý, có lòng thấu cảm có thể cân nhắc theo ngành học này. Bài viết trên đã giải đáp Quản lý giáo dục là ngành gì cũng như một số thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết, các bạn có được định hướng phù hợp cho tương lai.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo