Ngành Quản Lý Nhà Nước: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành quản lý nhà nước

Hoạt động thực thi quyền lực của nhà nước luôn cần đến các cơ quan ban ngành với nguồn nhân lực chất lượng nhằm tạo nên một trật tự xã hội ổn định. Vì nhu cầu nhân lực như vậy, Quản lý nhà nước đã trở thành một trong các ngành hot, thu hút được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Hãy cùng Navigates đi tìm hiểu ngành Quản lý nhà nước là gì và có những điểm nổi bật nào qua bài viết này.

Ngành Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là ngành gì?

Đây là ngành học đào tạo nhân lực nắm vững hệ thống tư tưởng và am hiểu về lĩnh vực quản lý hành chính của nhà nước. Từ đó, sinh viên của ngành sẽ có khả năng làm công tác quản lý trong các bộ phận hành chính của nhà nước.

Quản lý nhà nước là công tác rất quan trọng với mọi xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đang tập trung nâng cao chất lượng của lĩnh vực này. Vì thế, đây là ngành nghề có tiềm năng rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này sẽ có cơ hội được làm việc tại văn phòng chính phủ, các cơ quan chính quyền nhà nước hay công việc liên quan đến quản lý hành chính.

Học Quản lý nhà nước đào tạo những gì?

Quản lý nhà nước có 3 chuyên ngành là Quản lý công, Quản lý xã hội, Hành chính công, chủ yếu đào tạo kiến thức về quản lý hành chính trong cơ quan nhà nước.

Quản lý nhà nước có những chuyên ngành gì?

Chuyên ngành Quản lý công là một trong ba chuyên ngành nổi bật của ngành
Chuyên ngành Quản lý công là một trong ba chuyên ngành nổi bật của ngành
  • Quản lý công: đào tạo kiến thức về năng lực quản lý và công tác lãnh đạo, tổ chức hệ thống nhà nước, trang bị cho sinh viên khả năng phân tích các số liệu, vấn đề liên quan tới chính sách công. Chuyên ngành phù hợp với sinh viên có khả năng tính toán tốt, có tố chất lãnh đạo.
  • Quản lý hành chính nhà nước: đào tạo cho sinh viên kiến thức tổng hợp về quản lý bộ phận hành chính nhà nước, am hiểu cách thức quản lý trong các cơ quan nhà nước. Chuyên ngành dành cho những bạn có năng lực quản lý, có tinh thần hết mình vì cộng đồng.
  • Hành chính công: đào tạo kiến thức cơ bản về khoa học hành chính, kinh tế, xã hội, chính trị, từ đó có khả năng xử lý các nhiệm vụ hành chính. Chuyên ngành dành cho sinh viên có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, có tính kiên nhẫn, hòa đồng để giao tiếp với người dân.

Theo chúng tôi đánh giá, các chuyên ngành khá đa dạng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thí sinh. Các bạn cần cân nhắc yếu tố sở thích và năng lực của bản thân để chọn được chuyên ngành phù hợp.

Ngành Quản lý nhà nước đào tạo kiến thức, kỹ năng gì?

Ngành đào tạo cho sinh viên kỹ năng giao tiếp tốt
Ngành đào tạo cho sinh viên kỹ năng giao tiếp tốt
  • Sinh viên sẽ được học các kiến thức về chính sách, pháp luật, tư tưởng và quan điểm của Đảng, nhà nước. Đây là kiến thức nền tảng để sinh viên có thể hoàn thành tốt các công việc hành chính sao cho đúng với đường lối, pháp luật của nhà nước.
  • Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn về quản lý hành chính nhà nước để có thể thực hiện tốt mọi công việc hành chính từ khu vực công đến khu vực tư.
  • Ngành học đào tạo thêm kiến thức chuyên môn bao gồm tin học văn phòng, ngôn ngữ Anh chuyên ngành cùng một số nghiệp vụ hành chính khác. Đây sẽ là những kiến thức cần thiết cho công việc sau này của sinh viên theo học.
  • Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng với sinh viên ngành này. Khi làm công việc này, bạn sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với người dân và các ban ngành để giải quyết công việc.

Chúng tôi đánh giá các kiến thức, kỹ năng của ngành rất khô khan, nhưng rất cần thiết với sinh viên khi theo học. Vậy nên, nếu muốn trang bị tốt những điều này, sinh viên cần chăm chỉ, biết kiên trì và nỗ lực phấn đấu.

Học Quản lý nhà nước ra làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên ra trường có thể làm các công việc trong bộ máy nhà nước, với mức thu nhập trung bình khoảng 5-10 triệu/tháng.

Sinh viên  ra trường có thể làm công tác xử lý hành chính
Sinh viên ra trường có thể làm công tác xử lý hành chính
  • Nhân viên quản lý hành chính: Đây là công việc thực hiện quản lý về hành chính, từ đó hỗ trợ để đưa ra quyết sách đúng đắn. Mức lương ban đầu dao động từ 5-9 triệu/tháng, sau nhiều năm có kinh nghiệm sẽ dao động từ 9-15 triệu/tháng.
  • Cán bộ hành chính văn phòng: Công việc của người làm nghề này bao gồm tiếp nhận văn thư, giấy tờ; tổ chức, sắp xếp các hệ thống tài liệu liên quan cùng một số công việc khác. Sinh viên mới vào làm sẽ nhận mức lương từ 5-9 triệu/tháng, sau đó có thể tăng lên khoảng 9-15 triệu/tháng.
  • Cán bộ thủ tục hành chính: Làm nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thủ tục hành chính cho người dân. Mức lương khởi điểm khoảng trên 5 triệu/tháng.
  • Giảng viên các ngành chính trị, Quản lý nhà nước: Truyền đạt, giảng dạy kiến thức về công tác quản lý hành chính nhà nước, các lĩnh vực liên quan như kinh tế, xã hội,… Mức lương khi mới bắt đầu khoảng 5-7 triệu/tháng, khi có kinh nghiệm sẽ tăng lên 7-12 triệu/tháng.
  • Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu: Công việc chủ yếu là quản lý hồ sơ, lên kế hoạch cho lãnh đạo, giải quyết các vấn đề quản lý hành chính,… Lương khởi điểm từ 5-7 triệu/tháng, khi có kinh nghiệm sẽ là 8-12 triệu/tháng.
  • Thư ký quản lý hành chính: Thư ký sẽ hỗ trợ cấp trên soạn thảo văn bản, hoàn thành kế hoạch làm việc, thực hiện công việc liên quan đến quản lý hồ sơ,… Mức lương ở vị trí này cho người mới vào làm là 6-9 triệu/tháng, cho người đã có kinh nghiệm là 9-15 triệu/tháng.

Nhìn chung, chúng tôi đánh giá ngành này đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, mức lương của các công việc thuộc dạng trung bình, có phần thấp so với mặt bằng chung.

Ngành Quản lý nhà nước phù hợp với ai?

Ngành học phù hợp với những bạn am hiểu về tin học, có kỹ năng giao tiếp tốt, lĩnh hoạt trong các vấn đề và cẩn thận trong công việc.

Ngành học dành cho sinh viên giao tiếp tốt
Ngành học dành cho sinh viên giao tiếp tốt
  • Ngành học dành cho sinh viên thành thạo tin học văn phòng. Hiện nay, nhà nước đang có chủ trương số hóa công tác quản lý. Nếu thành thạo kỹ năng tin học, bạn sẽ tối ưu hoá được các công việc giấy tờ, thủ tục rườm rà, từ đó hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện hơn.
  • Ngành học phù hợp cho sinh viên biết lên kế hoạch tổ chức và linh hoạt khi giải quyết vấn đề. Bởi người làm việc trong ngành cần lên kế hoạch để quản lý tốt các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục hành chính công vụ
  • Sinh viên muốn học ngành này cần có khả năng giao tiếp tốt, vì các công việc liên quan đến ngành yêu cầu phải trao đổi, giao tiếp với các ban ngành hoặc người dân.
  • Sinh viên tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc khi làm việc sẽ phù hợp với ngành, bởi công việc của ngành chủ yếu liên quan đến giấy tờ, hồ sơ quan trọng.

Học Quản lý nhà nước ở đâu?

Bạn có thể theo học tại các trường chuyên về lĩnh vực quản lý hành chính, chính trị trên cả nước và xét tuyển bằng các khối thi A, C, D.

Ngành Quản lý nhà nước nên thi khối gì?

Quản lý nhà nước có thể thi khối A00, A01, C00, C01, C02, C03, C04, D01 cùng một số khối thi liên quan.

Chúng tôi nhận thấy các khối thi của ngành học này rất đa dạng nên thí sinh sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn. Các thí sinh nên chọn khối thi dựa vào khả năng của mình.

Theo đánh giá của chúng tôi, điểm chung của các khối thi là đều chứa môn một trong hai môn Toán, môn Văn hoặc cả hai. Vì thế, các bạn thí sinh cần chú ý ôn tập hai môn học này.

Top trường đào tạo Quản lý nhà nước tốt nhất

Chất lượng dạy Quản lý nhà nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đứng đầu cả nước
Chất lượng dạy Quản lý nhà nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đứng đầu cả nước

Trường đại học

Điểm chuẩn

(2022)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

24.5-24.7

Học viện Chính sách và Phát triển

24.2

Đại học Nội vụ Hà Nội

21-24

Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

23

Học viện Cán bộ TP.Hồ Chí Minh

22

Nhìn chung, điểm chuẩn của các trường đại học có ngành này dao động ở mức trung bình, phù hợp với đa số bạn thí sinh. 

Thí sinh có thể tham khảoHọc viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính sách và Phát triển hoặc Đại học Nội vụ Hà Nội. Chúng tôi đánh giá đây đều là các trường chuyên về chính trị, có chất lượng đào tạo hàng đầu Việt Nam.

Những lầm tưởng về ngành là gì?

Những lầm tưởng thường gặp là chỉ “con ông cháu cha” mới có việc làm và công việc rất “nhàn”.

Nhiều người nghĩ Quản lý nhà nước chỉ dành cho “con ông cháu cha"
Nhiều người nghĩ Quản lý nhà nước chỉ dành cho “con ông cháu cha
  • Chỉ “con ông cháu cha” mới tìm được công việc tốt: Lầm tưởng này bắt nguồn từ hiện tượng nhiều nhân viên được nhận vào làm một cách dễ dàng nhờ có quan hệ với lãnh đạo, cấp trên. Thực chất, nếu bạn đủ năng lực và kỹ năng cần thiết, bạn sẽ nhận được rất nhiều cơ hội việc làm tốt.
  • Làm nhà nước “nhàn”: Nhiều người thường định nghĩa công việc làm nhà nước bằng chữ “nhàn”, nhưng sự thật không phải vậy. Tuy đây là môi trường ổn định nhưng lại rất nghiêm túc và có tính cạnh tranh cao, khối lượng và áp lực công việc trong cơ quan nhà nước cũng không nhỏ. Điều đó đòi hỏi bạn phải có đam mê, nỗ lực và kiên trì để trụ lại trong lĩnh vực này.

Những thách thức khi theo học là gì?

Những thách thức khi theo học là thách thức về mức lương, cơ hội thăng tiến và định kiến xã hội.

Mức lương sau khi đi làm của sinh viên Quản lý nhà nước tương đối thấp
Mức lương sau khi đi làm của sinh viên Quản lý nhà nước tương đối thấp
  • Mức lương tương đối thấp: So với các công việc tại doanh nghiệp hay làm tự do, mức lương của người làm trong nhà nước tương đối thấp. Mức lương thường từ 5-9 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến không cao: Cơ hội thăng tiến tính theo năm nên thường không cao. Ngoài ra việc thăng chức còn tùy thuộc vào quy định của cơ quan, yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình làm việc,…
  • Định kiến xã hội: Hiện nay, vẫn còn tồn tại quan niệm rằng chỉ cần vào làm trong cơ quan chính phủ đều do có quan hệ. Những định kiến đó có thể khiến nhiều người nản lòng khi theo đuổi ngành này.

Kết luận

Qua những thông tin đã nghiên cứu về ngành, chúng tôi nhận định rằng đây là ngành đang có tiềm năng phát triển với nhiều cơ hội rộng mở, phù hợp với các bạn có năng lực quản lý, giao tiếp tốt, ham học hỏi và biết kiên trì, nhẫn nại. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được Quản lý nhà nước là ngành gì để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo