Quản trị kinh doanh đang là một trong những ngành thu hút nhiều thí sinh nhất những năm gần đây. Tuy vậy, trên thực tế, đây lại là ngành dính lời đồn rằng kiến thức mông lung và dễ thất nghiệp. Vậy ngành Quản trị kinh doanh là gì và sự thực về lời đồn này là như thế nào? Tìm hiểu ngay về ngành học này qua bài viết sau của Navigates.
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Đây là ngành học mà sinh viên sẽ được đào tạo để vận hành, quản lý và phát triển việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn, học ngành này sẽ học các kiến thức về quản lý nhân sự, thời gian và nguồn lực để tối ưu hóa việc kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp đó.

Học Quản trị kinh doanh đào tạo những gì?
Quản trị kinh doanh có những chuyên ngành gì?
Tùy theo chương trình học của từng trường, ngành học sẽ có những chuyên ngành khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những chuyên ngành sau:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp: Chuyên ngành giúp bạn hiểu về việc quản lý, giám sát và phân bổ nguồn lực, các hoạt động kinh doanh của công ty. Phù hợp với những bạn muốn giữ các vị trí quản lý doanh nghiệp
- Quản trị bán hàng: Chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực bán hàng như nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, các môn nghiệp vụ bán hàng, trưng bày hàng hóa,… Phù hợp với những bạn muốn theo lĩnh vực sales, buôn bán.
- Quản trị dự án: Chuyên ngành đào tạo về kỹ năng xây dựng và quản lý các dự án của công ty, doanh nghiệp.
- Quản trị chất lượng: Chuyên ngành học về kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Quản trị khởi nghiệp: Chuyên ngành học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến quá trình khởi nghiệp hoặc đổi mới hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp lâu năm, phù hợp với những bạn muốn tự khởi nghiệp.

Theo chúng tôi nhận định, đây là ngành không cố định về chuyên ngành đào tạo ở các trường đại học khác nhau. Do đó, các bạn học sinh khi chọn trường cần tìm hiểu kỹ về chuyên ngành để có lựa chọn phù hợp với bản thân
Quản trị kinh doanh đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

- Nhóm kiến thức cơ bản về quản trị: Sinh viên sẽ được học kiến thức nền tảng về rất nhiều mảng trong kinh doanh như sản xuất, cung ứng, bán hàng, nhân sự, marketing, kế toán,… để có thể hiểu về cách vận hành doanh nghiệp, từ đó phân tích và đánh giá, tìm ra giải pháp phát triển.
- Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin: Đây là kỹ năng giúp người học có thể sử dụng những số liệu, thông tin một cách tốt nhất trong quá trình quản trị, đề xuất chiến lược.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Để trở thành một nhà quản trị giỏi, bạn cần có kỹ năng lên kế hoạch, giám sát và theo dõi quá trình vận hành một cách tổng quát và hiệu quả.
- Kỹ năng tư vấn, tham mưu: Người học sẽ được học về những biện pháp giúp nâng cao, hoàn thiện công tác quản trị cho doanh nghiệp, từ đó tham mưu cho lãnh đạo.
- Nhóm kỹ năng mềm: Làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng quản trị bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng sử dụng tin học văn phòng,… cũng sẽ được đào tạo xuyên suốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp sinh viên có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn.
Chúng tôi đánh giá rằng ngành này có những kiến thức khá nặng về lý thuyết. Muốn phát triển và đạt vị trí cao trong ngành này cần phải có cái nhìn tổng quan về cách vận hành doanh nghiệp, đồng thời phải có tầm nhìn và khả năng giải quyết vấn đề linh động, sáng tạo.
Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì và thu nhập là bao nhiêu?
Học Quản trị kinh doanh ra trường có thể làm việc tại các vị trí quản lý, quản trị tại các doanh nghiệp với mức lương khởi điểm khoảng 7-8 triệu đồng và có thể lên tới trên 25 triệu cho người có kinh nghiệm.
Những công việc và mức lương phổ biến nhất của người học là gì:
- Nhân viên kinh doanh: Thường gọi là nhân viên sale, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và tư vấn, bán hàng. Mức lương của một nhân viên sale chưa có kinh nghiệm thường từ 6-8 triệu/tháng cộng thêm tiền hoa hồng khi bán được sản phẩm dịch vụ.
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và quản trị kinh doanh: Đây là người tư vấn cho các công ty, doanh nghiệp về những biện pháp giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến quản trị, giúp công ty gia tăng doanh số và giảm thiểu chi phí. Người tư vấn càng có thâm niên, mức lương dành cho vị trí này càng cao.
- Chuyên viên phụ trách công tác quản trị tại các phòng ban: Tùy theo chuyên ngành, bạn có thể chọn làm chuyên viên quản trị tại các phòng hành chính nhân sự; kinh doanh hoặc marketing;… tại các công ty về đa dạng lĩnh vực. Mức lương cho người mới ra trường sẽ bắt đầu từ 8 triệu tùy theo chế độ công ty. Khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể đạt được các vị trí CEO, CFO với mức lương hàng chục triệu đồng.

Đây là ngành khá rộng, vì vậy, chúng tôi đánh giá rằng cơ hội làm việc của ngành rất rộng mở khi sinh viên ra trường có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau với mức lương khá tốt. Không chỉ làm việc trong nước, người học khá các môn ngoại ngữ cũng có thể làm tại các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Ngành Quản trị kinh doanh phù hợp với ai?

- Tư duy logic tốt: Ngành học này sẽ phải tiếp xúc với tính toán, suy nghĩ logic rất nhiều trong báo cáo tài chính, kế hoạch thu chi và trong hoạt động quản lý.
- Yêu thích kinh doanh, quản lý: Tất cả những chuyên ngành, vị trí công việc đều liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý.
- Khả năng giao tiếp, trình bày: Đây là công việc phải trao đổi trực tiếp rất nhiều, do đó nếu muốn phát triển, bạn không thể thiếu khả năng giao tiếp và thuyết phục.
- Tính quyết đoán: Kinh doanh là công việc cần một cái đầu lạnh và khả năng phản ứng, giải quyết vấn đề nhanh để đưa ra kế hoạch chính xác nhất.
Nên học Quản trị kinh doanh ở đâu?
Ngành Quản trị kinh doanh thi khối nào?
Quản trị kinh doanh có thể thi các khối A00, A01, C01, D01, D07 và một số khối thi khác có môn Toán hoặc Anh. Dựa trên những kế hoạch tuyển sinh khác nhau, các trường có thể khác nhau về khối xét tuyển. Do đó thí sinh cần dùng mã ngành của ngành này là 7340101 để tra cứu chính xác khối xét tuyển của trường mong muốn.
Chúng tôi đánh giá rằng thí sinh cần ôn kỹ các môn Toán, Anh để có cơ hội trúng tuyển vào ngành. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể sử dụng học bạ để xét tuyển vào ngành học này tại những trường có phương án tuyển sinh bằng xét học bạ.
Top những trường đào tạo Quản trị kinh doanh tốt nhất?

Tham khảo điểm chuẩn Đại học Cần Thơ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số trường học Quản trị Kinh doanh dưới đây
Trường | Điểm chuẩn ( 2022) |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN | 22-27.75 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM | 23.8-25.3 |
Đại học Tôn Đức Thắng | 28.5 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 24.46-25.46 |
Đại học Cần Thơ | 25.75 |
Đây là một ngành học hot, do đó, có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Mức điểm chuẩn của ngành qua các năm nhìn chung là rất cao so với những ngành học khác.
Qua mốc điểm chuẩn và chất lượng đào tạo, chúng tôi nhận định thí sinh có thể cân nhắc thi vào Quản trị kinh doanh tại các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM.
Những hiểu lầm về Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh thường bị hiểu lầm là tỷ lệ thất nghiệp cao, ngành học ra làm sếp hay chỉ có tiền mới học được.

- Học Quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp: Vì chương trình đào tạo của ngành này khá rộng nên nhiều người cho rằng học ngành này ra không có kiến thức nghề nghiệp cụ thể, dễ thất nghiệp. Thực tế, cử nhân ngành này có đa dạng cơ hội công việc dựa trên kiến thức nền tảng mà ngành cung cấp.
- Ngành học để ra làm sếp: Người học ngành này có cơ hội để làm lãnh đạo, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đạt được những vị trí cao trong công việc, vị trí này tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
- Ngành học chỉ dành cho con nhà giàu: Mức học phí ngành này không cao hơn nhiều so với các ngành khác, các bạn sinh viên ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm, không phân biệt khả năng tài chính.
Những thách thức khi học Quản trị kinh doanh là gì?
Thách thức chủ yếu của ngành này là kiến thức rất nặng và khó định hướng nghề nghiệp.

- Nặng về kiến thức chuyên môn: Quản trị là ngành đòi hỏi người học phải có vốn kiến thức sâu về chuyên ngành, đồng thời cũng cần có kiến thức tổng quan rộng. Người học rất dễ quên những kiến thức này trước khi được đưa vào thực hành.
- Khó định hướng phát triển nghề nghiệp: Ngành học có phạm vi kiến thức khá rộng, do đó sinh viên có thể cảm thấy hoang mang khi lựa chọn định hướng công việc sau khi ra trường.
- Yêu cầu khả năng tự học và liên tục phát triển: Để đáp ứng được yêu cầu công việc, người học ngành này phải liên tục học hỏi và phát triển, nhằm theo kịp hoặc đi trước để giúp doanh nghiệp phát triển một cách tốt nhất có thể.
- Đòi hỏi sự chăm chỉ: Không chỉ đòi hỏi lượng kiến thức lớn, công việc của người làm quản trị kinh doanh cũng có cường độ cao, thậm chí là áp lực và tăng ca liên tục để xử lý công việc.
Kết luận
Trái với lầm tưởng rằng ra trường sẽ thất nghiệp, ngành học trên thực tế sẽ cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức lớn và tổng quát về hoạt động kinh doanh ngay từ trên ghế nhà trường, mang đến nhiều cơ hội việc làm. Theo đánh giá của chúng tôi, đây là một ngành đáng để đầu tư và theo học nếu bạn thích kinh doanh, hoạch định chiến lược và hứng thú với những con số. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Quản trị kinh doanh là ngành gì?” và có được nhận định chi tiết hơn về ngành này.