Trong thời đại hiện nay, luôn cần có những người dẫn dắt, hợp nhất các cá nhân độc lập thành một thể thống nhất để vận hành bộ máy doanh nghiệp. Đó là lý do Quản trị nhân lực ngày càng thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh sắp thi đại học. Bài viết của Navigates dưới đây sẽ trình bày ngành Quản trị nhân lực là gì cùng một số thông tin liên quan để các bạn có được định hướng phù hợp cho kỳ thi đại học.
Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Đây là ngành học nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp để sử dụng, quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả, hợp lý.
Sử dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả là yêu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Đó là lý do các doanh nghiệp hiện nay đang rất cần các nhân sự có khả năng quản lý nguồn nhân lực.
Do tính ứng dụng cùng nhu cầu cao như vậy, hàng năm, ngành học này tại các trường luôn có một lượng lớn thí sinh ứng tuyển.
Học quản trị nhân lực đào tạo những gì?
Quản trị nhân lực có những chuyên ngành gì?

Quản trị nhân lực có hai chuyên ngành sau:
- Đào tạo và phát triển: Đào tạo kiến thức về khai thác và sử dụng, phát triển nguồn nhân lực. Một số chuyên môn chính là hoạch định, xây dựng chế độ đãi ngộ, hành chính nhân sự, điều hành nhân sự,… Với những người có định hướng mở doanh nghiệp, hoặc muốn làm quản lý nhân sự, những kiến thức này rất cần thiết.
- Tuyển dụng: Chuyên ngành đào tạo những kỹ thuật, phương pháp tìm kiếm nguồn nhân lực. Sinh viên sẽ được trang bị một số chuyên môn, nghiệp vụ về các quy định luật pháp cho người lao động, kỹ năng tuyển dụng, tiếp xúc với ứng viên. Chuyên ngành này sẽ phù hợp với ai có định hướng làm ở các bộ phận tuyển dụng trong doanh nghiệp.
Các chuyên ngành của Quản trị nhân lực không chỉ đa dạng mà còn có tính chuyên môn cao. Chính vì vậy, người học cần hiểu được sở thích và yêu cầu công việc của bản thân để xác định đúng được chuyên ngành mình muốn theo học.
Quản trị nhân lực đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì?

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo một số kiến thức, kỹ năng như:
- Kiến thức cơ bản và hệ thống về quản trị nhân lực, kinh tế: Đây là những nền tảng quan trọng giúp người học có thể hiểu và phát triển thêm những kỹ năng nghề nghiệp liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng chuyên môn quản trị nguồn nhân lực: Có thể phân tích, nghiên cứu, thực hiện quản trị nhân sự. Những kỹ năng này giúp hình thành tư duy nhanh nhạy cho người học khi giải quyết các vấn đề trong học tập, trong công việc.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm quản lý: Hiện nay, các công ty đều quản lý nhân sự qua các phần mềm vi tính. Do vậy, thành thạo tin học là yêu cầu bắt buộc với những ai muốn theo ngành nhân sự.
- Hiểu và ứng dụng được các quy định pháp luật về vấn đề sử dụng lao động: Quản lý nhân sự là cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động, người lao động. Do vậy nắm bắt được các quy định pháp luật là rất cần thiết.
Nhìn chung một số kỹ năng như tin học văn phòng, kiến thức về kinh tế cũng được đào tạo ở các ngành học khác, hoặc sinh viên có thể tự học. Tuy nhiên, để thành thạo được chuyên môn về quản trị nguồn nhân lực, người học cần được đào tạo bài bản bởi những giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm và phải tích lũy kinh nghiệm qua thực tế công việc.
Học Quản trị nhân lực ra trường làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên ra trường có thể ứng dụng những kiến thức đã học để làm việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên đào tạo và quản lý: Các chuyên viên đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sẽ phụ trách hoạch định, giám sát, xây dựng các chương trình đào tạo và quản lý hồ sơ các ứng viên,… Sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ nhận mức lương từ 7-9 triệu. Khi lên quản lý cấp cao, thu nhập sẽ tăng nhiều hơn.
- Chuyên viên tuyển dụng: Công việc chính là lên kế hoạch tuyển dụng, thực hiện quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chuyên viên tuyển dụng sẽ là người sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên ở những vòng đầu. Chuyên viên tuyển dụng có thể nhận thêm hoa hồng nhờ số ứng viên tuyển được.
- Chuyên viên lương chính sách: Các vấn đề về lương thưởng, phúc lợi, phụ cấp cho nhân viên sẽ được chuyên viên lương chính sách đảm nhận. Bên cạnh đó, khi làm việc ở vị trí này, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật về lao động để phổ biến cho doanh nghiệp và nhân viên. Lương trung bình từ 8 triệu trở lên.
- Chuyên viên truyền thông nội bộ: Vị trí này sẽ phụ trách xây dựng truyền thông nội bộ, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, đưa các giá trị của doanh nghiệp đến gần với nhân viên. Ở các doanh nghiệp lớn, những chuyên viên truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết nhân viên. Mức lương khởi điểm từ 8-9 triệu/tháng và có thể lên tới trên 20 triệu.
- Và một số những công việc khác.
Ngày nay, khi quyền lợi người lao động càng được đề cao, các doanh nghiệp càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến sử dụng lao động. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá rằng có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Quản trị nhân lực, với thu nhập ở mức khá tốt so với nhiều ngành nghề khác.
Ngành Quản trị nhân lực phù hợp với ai?

Con người luôn là nhân tố linh hoạt, khó nắm bắt. Chính vì vậy để làm tốt công việc trong ngành, người học cần một số kỹ năng:
- Tư duy quản lý và khả năng truyền đạt vấn đề: Người có tư duy quản lý tốt có thể khai phá, phát triển được những tiềm năng của nguồn nhân lực. Thêm vào đó, khi người lãnh đạo có khả năng truyền đạt, công việc sẽ được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tấm lòng cảm thông, thấu hiểu: Cần có tấm lòng cảm thông, thấu hiểu để cân bằng được lợi ích của người lao động và chủ doanh nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Khéo léo khi giao tiếp là lợi thế cho những ai làm trong ngành Quản trị nhân sự. Vì phải giao tiếp với nhiều người, sử dụng ngôn từ tinh tế sẽ giúp tránh được những tình huống khó xử phát sinh trong công việc.
Học Quản trị nhân lực ở đâu?
Ngành Quản trị nhân lực thi khối gì?
Quản trị nhân sự có thể thi các khối A00, A01, D01, D07 và một số khối liên quan. Ngoài ra, một số trường cũng áp dụng xét tuyển các khối ngành khác có Toán hoặc Tiếng Anh.
Theo đánh giá của chúng tôi, thí sinh nên ôn kỹ môn Tiếng Anh hoặc Toán để có thể linh hoạt và chủ động khi lựa chọn khối thi.
Top trường đào tạo Quản trị nhân lực tốt nhất

Một số trường đào tạo ngành học nổi tiếng ở Việt Nam:
Tham khảo điểm chuẩn Đại học Thương mại với điểm chuẩn các trường khác dưới đây.
Trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Kinh tế Quốc dân | 27.45 |
Đại học Nội vụ Hà Nội | 24-27 |
Đại học Kinh tế TP.HCM | 26.8 |
Đại học Thương mại | 26.2 |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 24.95 |
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng | 24.75 |
Đại học Công đoàn | 23.33 |
Nhìn chung, điểm chuẩn của ngành này khá cao, có thể lên tới mốc trên 26 điểm tại những trường top.
Qua mốc điểm chuẩn và uy tín đào tạo của các trường, chúng tôi đánh giá ngành này ở các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Thương mại có chất lượng tốt nhất. Do vậy, thí sinh có nguyện vọng vào hai trường này cần cân nhắc thứ tự nguyện vọng và chú tâm ôn tập.
Những lầm tưởng về Quản trị nhân lực
Do chưa hiểu rõ, nhiều người vẫn nhầm lẫn khi nhắc đến ngành học:
- Không cần học về kinh tế: Kiến thức kinh tế chỉ là một phần nhỏ, chuyên môn chính của chuyên ngành này liên quan đến điều phối và tổ chức nhân sự.
- Học Quản trị nhân lực ra chỉ làm “sếp”: Có nhiều vị trí cho sinh viên tốt nghiệp ngành này như tuyển dụng, phụ trách lương thưởng,… Không phải cứ học Quản trị nhân lực là làm quản lý.
Những thách thức khi theo ngành là gì?
Sinh viên theo ngành cũng luôn phải đối mặt với những thách thức:
- Khối lượng kiến thức cần học nhiều: Khối lượng kiến thức của ngành này là rất lớn. Để đáp ứng đúng chuẩn đầu ra, sinh viên sẽ cần học tập rất nhiều.
- Áp lực công việc lớn: Công việc về nhân sự luôn phải đối diện với áp lực từ cấp trên và cả người lao động. Làm thế nào để dung hòa lợi ích của cả hai bên là vấn đề mà những người theo ngành luôn phải quan tâm.
Kết luận
Theo chúng tôi đánh giá từ các thông tin đã đưa ra, với nhu cầu quản trị nhân sự hiện nay của các doanh nghiệp, Quản trị nhân lực sẽ luôn là ngành có nhiều tiềm năng, cơ hội cho các bạn sinh viên theo học. Ngành này sẽ phù hợp với những bạn có khả năng thấu thiểu, có năng lực quản lý. Khi đã hiểu ngành Quản trị nhân sự là gì, chúng tôi tin rằng bạn sẽ có được những thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp cho bản thân.