Ngành Tâm Lý Học: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành tâm lý học

Trong thời đại xã hội biến động, Tâm lý học ra đời để giải quyết những vấn đề rối ren của tinh thần. Tâm lý học theo xu hướng thời đại dần trở thành ngành hot, được nhiều học sinh quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngành Tâm lý học là gì và cơ hội nghề nghiệp như thế nào. Trước khi đăng ký xét tuyển đại học, xem ngay bài viết này của Navigates để tìm hiểu những thông tin về ngành.

Ngành Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành gì?

Tâm lý học là một ngành thuộc khoa học xã hội và chuyên nghiên cứu tường tận về tâm trí, hành vi, trạng thái bên trong lẫn bên ngoài của con người. Ngành này đang dần trở nên hợp thời đại, bởi không ít người dễ mắc phải những vấn đề về tâm lý và cần có biện pháp để chữa lành những căn bệnh tinh thần tiêu cực đó.

Chính vì lý do đó, trong tương lai, ngành này sẽ trở thành ngành hot, cần nhiều nhân lực để hỗ trợ và giúp xã hội đương đầu với những vấn đề tinh thần của con người.

Tâm lý học đào tạo những nội dung gì?

Các chuyên ngành của Tâm lý học là gì

Các chuyên ngành phổ biến
Các chuyên ngành phổ biến của Tâm lý học là gì

Thông thường, Tâm lý học được chia thành các chuyên ngành như sau:

  • Tâm lý học tội phạm: Đào tạo nhân lực có khả năng nắm bắt, phân tích tâm lý, hành vi của tội phạm. Chuyên ngành này chưa xuất hiện ở Việt Nam.
  • Tâm lý học xã hội: Giảng dạy về sự tác động của các lĩnh vực trong xã hội đến tâm lý. Chuyên ngành này hợp với những bạn định hướng theo nghiệp nghiên cứu. 
  • Tâm lý học giáo dục: Đào tạo nhân lực có khả năng nghiên cứu hành vi, tâm lý con người trong môi trường giáo dục, phù hợp với những bạn muốn làm trong ngành giáo dục. Chuyên ngành này được tách ra thành một ngành riêng, giảng dạy trong các trường sư phạm. 
  • Tâm lý học quản lý – kinh doanh: Đào tạo ra nhân lực có khả năng phân tích tâm lý trong doanh nghiệp, áp dụng để cải thiện hiệu quả lao động, quản trị doanh nghiệp, nhân sự,… Phù hợp với những bạn muốn theo đuổi công việc nhân sự, nhân lực.
  • Tâm lý học lâm sàng: Đào tạo nhân lực chẩn đoán, điều trị những vấn đề về rối loạn tâm lý, cảm xúc. Phù hợp với những bạn muốn trở thành nhà trị liệu tâm lý.
  • Tâm lý học tham vấn: Đào tạo nhân lực có khả năng tư vấn các vấn đề tâm lý, cảm xúc. Chuyên ngành dành cho những bạn muốn trở thành nhà tham vấn tâm lý.
  • Các bạn có thể thoải mái lựa chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích, khả năng. Nhưng theo chúng tôi đánh giá, Tâm lý học quản lý – kinh doanh, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học tham vấn là những chuyên ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm. Theo các chuyên ngành còn lại, thường bạn sẽ cần trình độ thạc sĩ trở lên mới có thể tìm được công việc ưng ý.

Tâm lý đào tạo kiến thức, kỹ năng gì?

Bạn sẽ được đào tạo những gì khi học ngành này
Bạn sẽ được đào tạo những gì khi học ?

Ngành học sẽ giảng dạy, đào tạo những kỹ năng, kiến thức chuyên biệt như:

  • Kiến thức cơ bản về tâm sinh lý, xã hội: Sinh viên sẽ được giảng dạy những lý thuyết cùng các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý như giải phẫu, xã hội, lịch sử, chính trị, truyền thông,… Đây là kiến thức nền để áp dụng khi hành nghề.
  • Kỹ năng lắng nghe: Sinh viên sẽ được đào tạo cách lắng nghe sao cho hiệu quả, khai thác được nhiều thông tin, hiểu được tâm lý người đối diện.
  • Kỹ năng giao tiếp: Người làm nghề tâm lý có phương pháp giao tiếp riêng, với mục đích tham vấn, trị liệu và quan trọng hơn là khai thác được tâm lý.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Sinh viên được đào tạo cách xử lý các thông tin, dữ liệu về hành vi, suy nghĩ để có thể chẩn đoán, thấu hiểu vấn đề tâm lý.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng giúp cho sinh viên có thể tư vấn, đề ra phương án nhằm giải quyết những vấn đề tâm lý.

Theo chúng tôi đánh giá, các kỹ năng, kiến thức sinh viên theo học được đào tạo khá khó, có tính chuyên môn cao, đòi hỏi các bạn phải thật sự chăm chỉ rèn luyện mới có thể lĩnh hội.

Học Tâm lý học ra làm gì? Thu nhập thế nào?

Sinh viên ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau với mức lương từ trung bình đến cao.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành
Triển vọng nghề nghiệp

Cụ thể, tốt nghiệp ngành này, bạn có thể đảm nhận các vị trí:

  • Điều trị tâm lý: Trị liệu tâm lý, chữa trị nhằm cải thiện tình trạng bệnh tinh thần của người tiếp nhận điều trị. Công việc này đòi hỏi trình độ thạc sĩ và chứng chỉ hành nghề nên có lương khá cao, khoảng 12-18 triệu/ tháng
  • Tư vấn, tham vấn tâm lý: Thực hiện tư vấn nhằm cải thiện các vấn đề cảm xúc, tinh thần cho khách hàng, mức lương 10-12 triệu/ tháng. 
  • Tham vấn tâm lý học đường: Giúp đỡ các học sinh, sinh viên cải thiện vấn đề tâm lý, đề ra các kế hoạch học tập. Mức lương trung bình 8-10 triệu/ tháng.  
  • Giảng dạy kỹ năng sống: Xây dựng giáo án, trực tiếp giảng dạy tại các trung tâm kỹ năng sống. Mức lương khởi điểm 8-10 triệu/ tháng. 
  • Quản trị nhân sự: Làm việc trong bộ phận nhân sự, tuyển dụng của các doanh nghiệp. Mức lương khởi điểm 7-9 triệu/ tháng và có thể lên tới trên 15 triệu.

Theo chúng tôi nhân định, sinh viên theo học ngành này ra trường không thiếu việc làm. Tuy nhiên, để có được công việc đúng chuyên ngành với mức lương tốt, các bạn cần thêm kinh nghiệm và phải sở hữu nhiều chứng chỉ hành nghề khác.

Tâm lý học phù hợp với những ai?

Đây là ngành phù hợp với những bạn tinh tế, khéo léo và không ngại vượt khó.

Cần có những tố chất nhất định để theo học
Cần có những tố chất nhất định để theo Tâm lý học

Cụ thể hơn, để theo ngành, bạn phải có những tố chất:

  • Có năng khiếu giao tiếp, lắng nghe: Người làm nghề tâm lý phải trao đổi mới có thể thấu hiểu đối tượng. Năng khiếu giao tiếp, lắng nghe là lợi thế lớn khi hành nghề.
  • Có khả năng thấu cảm: Bạn cần có khả năng thấu cảm, đồng cảm mới hiểu được tâm trạng bệnh nhân, nhằm đưa ra cách tham vấn, trị liệu hợp lý.
  • Thích tìm hiểu thế giới nội tâm: Đây là đối tượng nghiên cứu của ngành học, đam mê chúng là chìa khóa giúp bạn theo nghề lâu dài, thăng tiến lên những vị trí cao.
  • Hòa nhã, kiên nhẫn: Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý cần có thời gian mới đạt được hiệu quả. Vì thế, những bạn tính cách hấp tấp, vội vàng khó phù hợp với ngành.
  • Chăm chỉ, kiên trì: Kiến thức của ngành này rất nặng và khó, không phải ai cũng có thể lĩnh hội.

Học ngành Tâm lý học ở đâu?

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đang tuyển sinh ngành học với đa dạng các khối thi.

Ngành Tâm lý học thi khối gì?

Các trường đại học tuyển sinh đại học bằng những khối: A01, B00, D01, D78, C00 và các khối thi liên quan. Điểm chuẩn giữa các khối sẽ không quá chênh lệch, ngoại trừ khối C00 luôn có mức điểm cao hơn hẳn.

Theo chúng tôi đánh giá, ngành này tuyển sinh rất đa dạng khi có tất cả những khối thi phổ biến. Vì vậy, thí sinh có thể chọn khối thi theo khả năng của bản thân. Tuy nhiên, với riêng khối C00 có điểm rất cao, thí sinh cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn.

Top 7 trường đào tạo Tâm lý học tốt nhất

Nhân văn Hà Nội - Một trong các trường đào tạo tốt nhất
Nhân văn Hà Nội – Một trong các trường đào tạo tốt nhất

Tham khảo điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội và điểm chuẩn các trường có đào tạo ngành học này dưới đây

Tên trường

Điểm chuẩn (2022)

Đại học Y Hà Nội

24.7

Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

24.25

Đại học Y khoa Vinh

23.15

Đại học Y Thái Bình

21.3

Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

21

Đại học Y Dược TP.HCM

20.3

Theo chúng tôi đánh giá, ngành học có điểm chuẩn trung bình đến cao, mức điểm cao đều là điểm của khối C. Vì thế, các bạn học sinh chỉ cần học lực từ khá trở lên là đã có cơ hội trúng tuyển vào ngành này ở những trường tốt.

Hai trường Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh là những trường đào tạo ngành này tốt nhất theo Navigates nhận định. Riêng với những trường Sư phạm, sinh viên sẽ được đào tạo theo hướng hành nghề trong môi trường giáo dục, các bạn cần chú ý trước khi xét tuyển.

Những lầm tưởng về ngành học

Tuy nhiều tiềm năng, nhưng ngành này chưa quá phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, vẫn nhiều người có hiểu nhầm về ngành này.

Những lầm tưởng về Tâm lý học
Những lầm tưởng về Tâm lý học là gì?
  • Không xin được việc làm: Sinh viên ra trường vẫn có thể làm nhiều công việc liên quan như truyền thông, nhân sự, giảng dạy,… chứ không chỉ làm mỗi công tác tham vấn, trị liệu tâm lý.
  • Làm nghề này luôn phải tiếp xúc với tiêu cực: Nhiều người nghĩ làm nghề tâm lý sẽ luôn tiếp xúc với tội phạm, bệnh nhân tâm thần. Thực chất, đây là hiểu nhầm bắt nguồn phim ảnh.
  • Nghề này chỉ ngồi nghe là được tiền: Thực chất, người làm nghề này phải lấy thông tin, sau đó xử lý dữ liệu và đưa ra giải pháp chứ không chỉ ngồi nghe đơn thuần.

Những thách thức khi theo học

Những thách thức khi theo học
Những thách thức khi theo học Tâm lý học

Những bạn theo đuổi ngành Tâm lý sẽ gặp phải những thách thức như:

  • Đòi hỏi học vấn cao: Để có được những công việc đúng ngành với mức lương tốt, nhân sự ngành này thường phải có trình độ thạc sĩ trở lên và một số chứng chỉ hành nghề khác.
  • Kiến thức rộng, khó: Kiến thức ngành này rất trừu tượng và mơ hồ, gây khó khăn cho các sinh viên theo học.
  • Khó xin việc hoàn toàn đúng chuyên ngành: Ở thời điểm hiện tại, ngành này vẫn chưa được chú trọng ở Việt Nam. Chính vì vậy, sinh viên Tâm lý ra trường không phải ai cũng theo nghề tham vấn, trị liệu mà thường làm những lĩnh vực liên quan như nhân sự, truyền thông, tuyển dụng,…

Theo chúng tôi đánh giá, những khó khăn của ngành này chủ yếu nằm ở yêu cầu về học vấn, kiến thức. Để theo đuổi ngành, bạn cần thực sự chăm chỉ, kiên trì và nếu có thể, việc xác định theo học những chương trình cao hơn như thạc sĩ chính là chìa khóa thành công trong ngành này.

Kết luận

Theo nhận định của chúng tôi, Tâm lý học sẽ cần một thời gian nữa mới có thể phát triển mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đam mê với ngành này, và có những tố chất như thấu cảm, giao tiếp tốt, kiên trì thì có thể cân nhắc theo đuổi ngành ngay từ bây giờ. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu được Tâm lý học là ngành gì, để từ đó có thể chọn được ngành đại học phù hợp với bản thân.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo