Ngành Thiết Kế Đồ Họa: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành thiết kế đồ họa

Con người luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Chính vì vậy, mọi ngành nghề đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm công việc đồ họa, nhằm thỏa mãn thị giác của khách hàng. Đây chính là cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho ngành Thiết kế đồ họa ở Việt Nam. Để biết ngành học này là gì, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Navigates

Ngành thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là ngành gì?

Đây là ngành học đào tạo về thiết kế những ấn phẩm mỹ thuật mang những thông điệp được truyền tải qua thị giác. Các ấn phẩm đó sẽ thu hút khách hàng, làm nhiệm vụ thể hiện thông tin một cách thú vị và sinh động.

Chính vì vậy, sản phẩm của Graphic design đem đến hiệu quả truyền thông lớn, được ứng dụng nhiều trong rất nhiều lĩnh vực như là marketing, phim ảnh, trang trí nội thất, truyền thông số, xuất bản, nghệ thuật,… Với thị hiếu tiêu dùng như hiện nay, cơ hội phát triển nghề nghiệp của ngành này là rất lớn. 

đồ họa chuyển động
Thiết kế đồ họa chuyển động – chuyên ngành rất tiềm năng

Thiết kế đồ họa có những chuyên ngành gì?

Ngành này được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau:

  • Thiết kế nhận dạng thương hiệu: Tạo ra những logo, ấn phẩm mang tính biểu tượng, thương hiệu. 
  • Tiếp thị và thiết kế quảng cáo: Tạo ra những hình ảnh trực quan, dễ tiếp nhận và có khả năng quảng bá, tuyên truyền. 
  • UI designer – Thiết kế giao diện người dùng: Thiết kế giao diện cho các ứng dụng mà người dùng tương tác hàng ngày trên các sản phẩm công nghệ. 
  • Thiết kế cho ngành xuất bản: Thiết kế tạo bố cục cho bìa sách, báo, tạp chí. 
  • Thiết kế bao bì: Sáng tạo hình dạng, họa tiết của bao bì dùng để đóng gói các sản phẩm. 
  • Thiết kế đồ họa chuyển động – Motion Graphic: Thiết kế những hiệu ứng chuyển động ứng dụng trong phim ảnh, phương tiện truyền thông. 
  • Thiết kế không gian: Dùng công nghệ kỹ thuật số tạo ra những không gian giả lập để hình dung bố cục tổng thể của sản phẩm. 
  • Nghệ thuật minh họa: Sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí, minh họa.

Đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở giáo dục đã đa dạng hóa thêm nhiều chuyên ngành, để chọn được chuyên ngành phù hợp, các bạn thí sinh cần căn cứ vào khả năng và nguyện vọng làm việc của mình.

Thiết kế đồ họa đào tạo những kiến thức kỹ năng gì?

Kỹ năng sáng tạo phát triển ý tưởng rất cần với Thiết kế đồ họa
Kỹ năng sáng tạo phát triển ý tưởng rất cần với Thiết kế đồ họa

Khi theo học, người học sẽ được đào tạo một số kỹ năng, kiến thức sau:

  • Kỹ năng mô phỏng, tạo hình nghệ thuật: Kỹ năng cơ bản của người thiết kế là cách phối hợp, trình bày các thông tin. Kỹ năng này được ứng dụng nhiều trong thiết kế logo, biển quảng cáo. 
  • Kỹ năng làm việc trên các công cụ thiết kế như AutoCAD, Adobe InDesign,…: Sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp người thiết kế thuận lợi hơn khi sáng tạo sản phẩm. 
  • Kỹ năng phát triển ý tưởng & xây dựng bố cục sản phẩm: Ngành này không chỉ đào tạo người học thành thạo các kỹ năng hoạt họa mà còn giúp hình thành tư duy hội họa. 
  • Hoạch định, đưa vào thực tiễn các ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông số: Những kiến thức về kinh doanh rất quan trọng. Một sản phẩm nghệ thuật nếu không có giá trị kinh tế thì khó có thể tồn tại. 
  • Ngoài ra còn nhiều kiến thức, kỹ năng khác.

Để thành thạo, vận dụng được những kỹ năng này vào công việc, Navigates nhận định rằng người học cần có năng khiếu mỹ thuật, tư duy sáng tạo và đặc biệt cần chăm chỉ rèn luyện các kỹ năng mỹ thuật.

Học Thiết kế đồ họa ra trường làm gì? Thu nhập bao nhiêu?

Sinh viên Thiết kế đồ họa có nhiều cơ hội việc làm
Sinh viên Thiết kế đồ họa có nhiều cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp thường làm những công việc sau:

  • Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế ở các làm tại doanh nghiệp truyền thông, xưởng phim, studio, nhà xuất bản và tòa báo. Công việc chủ yếu là sáng tạo, lên kế hoạch thiết kế các sản phẩm mang tính thương hiệu, truyền thông theo yêu cầu. Mức lương ngành rất hấp dẫn, với sinh viên mới ra trường có thể trong khoảng 10-12 triệu và có thể cao hơn rất nhiều.
  • Tự thành lập doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thiết kế: Thông thường sau khi đã có kinh nghiệm và nguồn khách hàng, nhiều bạn trẻ lựa chọn thành lập công ty thiết kế riêng. Công việc này không có thu nhập cố định nhưng rất tiềm năng.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm: Hiện nay, nhu cầu học Thiết kế đồ họa rất cao, vì vậy, có nhiều trung tâm giảng dạy ngành này. Thu nhập cho giảng viên sẽ tùy vào từng trung tâm, trường học, trung bình khoảng 10 triệu.

Theo chúng tôi đánh giá, ngành học đem lại rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Tuy vậy, các bạn phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể nhận được mức lương tốt.

Ngành Thiết kế đồ họa phù hợp với ai?

Những bạn cá tính, có phong cách riêng sẽ hợp với ngành học
Những bạn cá tính, có phong cách riêng sẽ hợp với ngành học

Thiết kế đồ họa là thuộc nghệ thuật ứng dụng, chính vì vậy không phải ai cũng dễ dàng theo học. Học viên cần một số tố chất để học ngành này:

  • Có khiếu thẩm mỹ tốt: Đây cũng là một ngành nghệ thuật nên rất cần người học phải cảm nhận và phát hiện được cái đẹp. 
  • Có khả năng sáng tạo: Ngành nàyđòi hỏi sự sáng tạo do thay đổi của thị hiếu của xã hội. Chính vì vậy người học bắt buộc phải có sự sáng tạo. 
  • Chịu được áp lực lớn: Công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành này chủ yếu sẽ là cung cấp các dịch vụ về thương hiệu, in ấn,… Do đó làm việc trong thời gian dài, áp lực lớn là một phần tính chất của công việc. 
  • Có cá tính, phong cách riêng: Nếu người học tạo cho mình những nét riêng và đặt nó vào sản phẩm của mình, giá trị thương hiệu bản thân và thu nhập cũng sẽ cao hơn. 
  • Luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi: Thiết kế đồ họa phát triển theo thị hiếu của thời đại, chính vì vậy, người học phải luôn cập nhật những tri thức, xu hướng mới.

Học Thiết kế đồ họa ở đâu?

Các bạn có thể học Thiết kế đồ họa tại các trường đại học kiến trúc, mỹ thuật trên cả nước, thi tuyển bằng các khối năng khiếu.

Ngành Thiết kế đồ họa thi khối gì?

Thiết kế đồ họa có thể thi các khối H00, H01, H02, H03, H04, H05, H06, H07, V00, V01, V02, C04, D01, D10, D15.

Nhìn chung, các khối ngành xét tuyển rất đa dạng. Tuy nhiên, để tăng cơ hội trúng tuyển và để biết năng lực của mình có hợp với ngành hay không, chúng tôi nhận định rằng thí sinh nên tập trung ôn luyện các môn mỹ thuật.

Top trường đào tạo Thiết kế đồ họa tốt nhất

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo tạo Thiết kế đồ họa
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo tạo Thiết kế đồ họa

Ở Việt Nam có một số trường đào tạo Thiết kế đồ họa được nhiều người biết đến.

Tham khảo điểm chuẩn Đại học Tôn Đức Thắng ngành này dưới đây:

Trường

Điểm chuẩn ( 2022)

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

22-27.75

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM

23.8-25.3

Đại học Tôn Đức Thắng

28.5

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

24.46-25.46

Đại học Cần Thơ

25.75

Theo chúng tôi đánh giá, điểm chuẩn của ngành không quá cao vì chủ yếu các trường lấy điểm xét tuyển từ các khối năng khiếu.

Hiện nay, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội là những nơi đào tạo Thiết kế đồ họa top đầu Việt Nam.

Những nhầm tưởng về Thiết kế đồ họa là gì?

Vẽ tay đẹp là ưu điểm, nhưng không phải điều bắt buộc khi theo học
Vẽ tay đẹp là ưu điểm, nhưng không phải điều bắt buộc khi theo học

Nhiều người do chưa tìm hiểu kỹ nên đã có những lầm tưởng về Thiết kế đồ họa:

  • Phải vẽ tay đẹp mới học được: Nhắc đến thiết kế thường đa số sẽ nghĩ ngay đến công việc vẽ. Tuy nhiên, có nhiều định hướng phát triển trong ngành. Nhiều chuyên ngành chủ yếu cần đến tư duy sáng tạo hơn là khả năng hội họa. 
  • Có thể tự do sáng tạo: Do Thiết kế đồ họa là nghệ thuật ứng dụng, nên cần tuân theo những nguyên tắc riêng. Sự sáng tạo của người thiết kế là vô hạn nhưng phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường. Có vậy, sản phẩm mới có thể tồn tại. 

Những thách thức khi theo ngành này?

Công việc Thiết kế đồ họa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Công việc Thiết kế đồ họa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Tốn nhiều chi phí: Thời gian đầu, khi theo học, các học viên cần những thiết bị đặc biệt phục vụ cho việc thiết kế như máy tính có cấu hình cao, máy ảnh,… Những chi phí này không hề nhỏ. 
  • Công việc áp lực cao: Vì đây là ngành dịch vụ nên bao giờ người thiết kế cũng phải đặt nhu cầu khách hàng lên ưu tiên hàng đầu. Việc hoàn thành một sản phẩm hợp ý khách hàng chưa bao giờ dễ dàng. Nhiều khi người thiết kế phải sửa lại rất nhiều lần để cho ra thành phẩm.
  • Sức khỏe chịu ảnh hưởng xấu: Người theo ngành này thường xuyên phải làm việc cùng máy tính. Hành vi này có thể dẫn đến những căn bệnh như suy giảm thị lực, thoái hóa cột sống, béo phì,… 

Đây là những thách thức mà bất cứ ai theo Thiết kế đồ họa cũng phải đối mặt. Hình thành thói quen sinh hoạt, làm việc tốt, giữ tinh thần luôn thoải mái là những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục những khó khăn này.

Kết luận

Hiện nay, những sản phẩm của ngành này có mặt ở khắp mọi nơi, từ nhà ở, điện thoại, máy tính đến các đồ dùng cho sinh hoạt. Chúng tôi đánh giá đây chính là cơ hội phát triển mạnh mẽ của ngành học này. Ngành học sẽ phù hợp với những ai có năng khiếu nghệ thuật, luôn muốn sáng tạo và đổi mới. Việc biết rõ Thiết kế đồ họa là ngành gì là điều rất cần thiết cho những thí sinh đang tìm hiểu về ngành học này. 

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo