Ngành Y: Học Gì? Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

ngành y

Y khoa luôn được xem là ngành học có sứ mệnh cao cả và tiềm năng phát triển to lớn theo quan niệm từ xưa đến nay. Đặc biệt, trong thời kỳ xã hội đầy biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh, thiên tai, Navigates nhận định Y khoa càng thu hút nhiều sự quan tâm do sự khan hiếm về nguồn nhân lực. Vậy ngành Y là gì? Dưới đây là một số thông tin cần thiết cho những người muốn theo học chuyên ngành này.

Ngành Y khoa là gì?

Y khoa là gì
Y khoa còn gọi là Y đa khoa

Y khoa (với tên tiếng Anh là General Medicine) là ngành học đào tạo, phát triển đội ngũ bác sĩ đa khoa có chuyên môn và tay nghề. Sau khi hoàn thành chương trình Y khoa, người học có thể trở thành bác sĩ công tác ở các bệnh viện trên khắp cả nước. Hiện nay, ngành này đang thiếu nhân lực do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đang tăng lên. Bên cạnh đó, sự bùng phát của nhiều loại bệnh cũng khiến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong ngành thêm trầm trọng.

Y khoa đào tạo những gì?

Ngành Y khoa có chuyên ngành gì?

Ngành có nhiều chuyên ngành khác nhau
Y khoa có nhiều chuyên ngành khác nhau

Theo như chương trình giảng dạy của các trường đại học chuyên đào tạo Y khoa ở Việt Nam thì ngành này được phân thành một số chuyên ngành chính sau đây:

  • Chuyên khoa nhi
  • Chuyên sản khoa
  • Chuyên khoa mắt
  • Chuyên khoa tai, mũi, họng
  • Chuyên khoa da liễu
  • Một số chuyên khoa khác

Mỗi chuyên ngành được thiết kế với định hướng chuyên sâu riêng nhưng mục tiêu chung là cung cấp được nguồn lực bác sĩ chất lượng cao, phát triển toàn diện kỹ năng nghề nghiệp. Do đặc thù và tính chất công việc nên các chuyên ngành rất đa dạng. Y khoa yêu cầu cao về tính chuyên môn, do vậy, các chuyên ngành đặc thù rất khó hoặc gần như không thể thuyên chuyển cho nhau. Với những người muốn cống hiến cho xã hội thì ngành này rất đáng để theo học.

Học Y đào tạo những kỹ năng gì?

Y khoa đào tạo những kỹ năng chuyên biệt về y học
Y khoa đào tạo những kỹ năng chuyên biệt về y học

Để tốt nghiệp được Y khoa, bạn phải được trang bị và thành thục những kỹ năng chính sau đây:

  • Kỹ năng hội chẩn, khám chữa bệnh: Đây là kỹ năng quan trọng bắt buộc phải có với mỗi bác sĩ. Đồng thời, đây cũng là công việc chính sau khi tốt nghiệp. Tùy theo từng chuyên môn và lĩnh vực, chương trình học sẽ khác nhau. Để rèn luyện và thực hiện tốt kỹ năng này, người học phải được đào tạo ở môi trường chuyên nghiệp và nỗ lực học hỏi không ngừng.
  • Kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp: Đây là ngành phải đối mặt với nhiều rủi ro trong công việc. Kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp giúp người học có thể bình tình tĩnh khi đối mặt với những tình trạng bệnh nguy kịch, đưa ra phương án kịp thời.
  • Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân: Bác sĩ làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Chính vì vậy, giao tiếp với người bệnh là điều không thể thiếu trong quá trình khám chữa bệnh. Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân giúp bác sĩ có thể thăm khám tình hình chung, từ đó góp phần đưa ra những chẩn đoán đúng đắn.
  • Kỹ năng phối hợp làm việc cùng đồng nghiệp: Với những trường hợp bệnh lý đặc biệt đòi hỏi sự hợp sức của nhiều bác sĩ, kỹ năng phối hợp rất cần thiết.

Đây là những kỹ năng cơ bản cần có của một người bác sĩ. Y khoa là một ngành học chưa bao giờ dễ dàng. Do đó nếu muốn thuần thục được những kỹ năng này rất cần người học phải đầu tư chất xám và sự kiên trì.

Học Y ra làm gì? Mức thu nhập là bao nhiêu?

Cơ hội làm việc rất đa dạng
Cơ hội làm việc rất đa dạng

Tùy theo chuyên ngành và năm kinh nghiệm, sẽ có các vị trí phù hợp khác nhau. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở các trường đại học, sinh viên có thể làm ở một số nơi như:

  • Làm bác sĩ ở các bệnh viện, phòng khám: Ngoài bệnh viện nhà nước hiện cũng có rất nhiều bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, khi có kinh nghiệm bác sĩ có thể tự mở phòng khám. Với sinh viên mới ra trường mức lương cơ bản thường dao động từ 5-6 triệu chưa tính phụ cấp. Khi công tác lâu năm có thể đạt đến 15-20 triệu. Nếu làm ở các bệnh viện tư nhân thì mức thu nhập sẽ hấp dẫn hơn.
  • Làm giảng viên ở các trường đại học hay một số cơ sở đào tạo Y khoa: Với những sinh viên có thành tích xuất sắc có thể tiếp tục tu nghiệp và giảng dạy tại các học viện, đại học, cao đẳng,… Sinh viên mới ra trường do chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên công việc chủ yếu là trợ giảng với mức lương không cao. Tuy nhiên, khi tích lũy đủ kinh nghiệm và bằng cấp có thể giảng dạy ở nhiều nơi cùng lúc với mức lương hấp dẫn.
  • Chuyên viên trong các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan nhà nước: Công tác liên quan đến lĩnh vực y tế tại các cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ. Mức lương sẽ tùy thuộc vào nơi công tác và thâm niên trong nghề.

Nhìn chung với xu hướng chú trọng đến chăm sóc sức khỏe như hiện nay, cơ hội việc làm rất rộng mở. Vì đây là ngành yêu cầu chuyên môn cao nên khó có thể bị thay thế. Bên cạnh đó, mức lương sẽ tăng theo số năm kinh nghiệm và tay nghề bác sĩ. Do vậy, sinh viên Y khoa hoàn toàn có thể có được một mức thu nhập tốt nếu gắn bó lâu dài với ngành.

Y khoa phù hợp với ai?

Cần có những tố chất nhất định
Cần có những tố chất nhất định

Để biết bạn có phù hợp với ngành này hay không phải xem xét những yếu tố sau:

  • Khả năng học tốt các môn tự nhiên như Hóa, Sinh, Toán: Đây là những kiến thức căn bản giúp bạn có thể giải quyết các vấn đề Y khoa. Nó sẽ là bước đệm tốt phục vụ cho công cuộc học tập và nghiên cứu.
  • Có tinh thần biết hi sinh vì cộng đồng và có đạo đức nghề nghiệp: Sinh viên trường y trước khi tốt nghiệp phải đọc và nguyện theo lời thề Hippocrates. Bác sĩ có y đức sẽ giữ được thái độ công bằng và nhận được sự kính trọng, tin tưởng từ bệnh nhân.
  • Có khả năng tập trung và bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh: Công việc đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối vì vậy khả năng tập trung và bình tĩnh sẽ giúp giải quyết tốt các vấn đề.
  • Kiên trì, bền bỉ, nhẫn lại luôn học hỏi không ngừng: Các bác sĩ luôn phải đối mặt với những ca bệnh lạ, những tình huống ngặt nghèo. Do đó các bác sĩ luôn phải kiên trì học hỏi để không ngừng nâng cao tay nghề.

Học ngành Y ở đâu?

Ngành Y khoa thi khối gì?

Để vào được ngành thuộc các trường đại học bạn có thể lựa chọn một trong số những khối học sau:

  • Khối B00: Toán học, Hoá học, Sinh học.
  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hoá học.
  • Khối C08: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học.
  • Khối D07: Toán học, Hoá học, Anh văn.
  • Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học.
  • Và một số khối thi khác.

Các khối thi của ngành thường xoay quanh các môn nền tảng như Toán, Hóa, Sinh. Người học có thể tùy thuộc vào khả năng của mình để lựa chọn khối thi phù hợp. Đặc biệt với định hướng giáo dục chuyên môn hóa như hiện nay, người học nên ôn luyện theo khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) vì đây là khối xét tuyển chung cho nhiều trường.

Top trường đào tạo Y tốt nhất?

Đại học Y Hà Nội đứng top đầu đào tạo
Đại học Y Hà Nội đứng top đầu đào tạo Y

Tên trường

Điểm chuẩn

Học viện Quân y

25,5-28,30

Đại học Y Hà Nội

28,15

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

27,55

Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

27,3

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

 25,85-26,65

Đây luôn là ngành có điểm chuẩn cao đứng đầu cả nước. Hiện ngay các trường đào tạo Y chất lượng cao nổi tiếng là Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,… Đây là những trường luôn đảm bảo được chất lượng sinh viên ra trường nhờ có đầu vào cao với lịch sử đào tạo lâu đời.

Những lầm tưởng về ngành

Có nhiều ngộ nhận về ngành học
Có nhiều ngộ nhận về ngành học

Cho đến nay vẫn có nhiều lầm tưởng về ngành gây ra những sự ngộ nhận và định hướng sai lệch:

  • Học Y không đồng nghĩa với việc có thể khám chữa mọi chứng bệnh: Nhắc đến Y đa khoa nhiều người nghĩ ngay rằng các bác sĩ có thể khám chữa được mọi chứng bệnh. Tuy nhiên cách nghĩ này là không đúng vì ngoài việc học các môn nền tảng, sinh viên Y khoa vào những năm cuối sẽ xác định theo những chuyên môn riêng.
  • Ngành dành cho những học sinh học giỏi và nhà có điều kiện: Với mức học phí đang không ngừng tăng và các trường y đang dần tự chủ tài chính thì suy nghĩ này là điều không tránh khỏi. Song để khuyến khích sinh viên tài năng theo học, các trường đại học đào tạo đã có thêm nhiều chương trình học bổng và quỹ khuyến học.

Những thách thức khi theo học

Ngành này khá vất vả
Y khoa là ngành khá vất vả

Y là một ngành cao đẹp nhưng người học luôn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn.

  • Chương trình học nặng: Ngành có chương trình đào tạo kéo dài suốt 6 năm. Vậy nhưng ra trường sinh viên cũng chưa được hành nghề ngay mà trải qua thêm 3-4 năm tu nghiệp thêm ở các bệnh viện, viện nghiên cứu,… Kiến thức các môn học cũng rất nặng nề đòi hỏi tư duy cao và áp lực lớn.
  • Mức lương mới ra trường thấp, khối lượng công việc nhiều: Sinh viên mới ra trường chưa có tay nghề nên chưa được giao việc chính vì vậy mức lương là rất thấp. Nếu làm ở các bệnh viện công với số lượng người bệnh lớn còn liên tục phải tăng ca.
  • Áp lực từ bệnh nhân: Trong nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân không hợp tác hoặc thiếu thiện chí thì bác sĩ sẽ càng thêm vất vả và gặp nhiều rủi ro.

Vậy nên, ngành nàycó muôn vàn những gian nan, thử thách không dễ dàng gì để vượt qua nhất là với những sinh viên đang theo học hoặc mới ra trường.

Kết luận

Đây luôn là ngành thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Đằng sau những cống hiến to lớn của ngành này cho xã hội, chính là sự hi sinh của đội ngũ y bác sĩ. Chính vì thế, để theo đuổi và đạt được thành tựu trong nghề, người học không chỉ giỏi mà phải có quyết tâm cao và quan trọng hơn cả là tấm lòng y đức. Việc hiểu được Y khoa là ngành gì sẽ giúp bạn có được định hướng rõ ràng hơn trước khi chọn ngành học này.

Phương Hạ Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo