Năm 2022, trường Đại học Thăng Long tuyển sinh hệ chính quy với 3.100 chỉ tiêu ở 22 ngành (giảm chỉ tiêu so với năm ngoái). Xem ngay thông tin cùng Navigates.
Năm 1994 Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long trở thành Trường Đại học dân lập Thăng Long. Năm 2007 Trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại hình trường đại học tư thục với tên gọi là Trường Đại học Thăng Long.

Với truyền thống 31 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trường Đại học Thăng Long là cơ sở đào tạo đa ngành, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Mục tiêu Trường Đại học Thăng Long là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học đa ngành với chất lượng cao gắn với nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây dựng Trường theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các ngành đào tạo đại học gồm:
Nhóm ngành Toán – Tin học và Công nghệ
- Toán – Tin ứng dụng
- Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin)
- Truyền thông và mạng máy tính
- Hệ thống thông tin
Nhóm ngành Kinh tế – Quản lý
- Kế toán
- Tài chính – Ngân hàng
- Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing)
Nhóm ngành Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Nhật
- Ngôn ngữ Trung Quốc
Nhóm ngành Khoa học sức khỏe
- Điều dưỡng
- Y tế công cộng
- Quản lý bệnh viện
Nhóm ngành Khoa học Xã hội và nhân văn
- Công tác xã hội
- Việt Nam học
Năm 2022 Trường Đại học Thăng Long tuyển sinh 3.100 chỉ tiêu đại học, sử dụng 8 phương thức xét tuyển sau:
- Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và thi THPT
- Xét kết quả thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội
- Xét kết hợp học bạ và thi năng khiếu
- Xét học bạ THPT
- Xét kết quả học tập môn Toán bậc THPT
- Xét thành tích thể thao, nghệ thuật
Thông tin chi tiết Đại học Thăng Long tuyển sinh 2022
Khác với 3 phương thức xét tuyển năm 2021, Đại học Thăng Long tuyển sinh năm nay sử dụng tới 8 phương thức xét tuyển cho 3.100 chỉ tiêu (giảm 100 chỉ tiêu so với năm ngoái).
Các phương thức xét tuyển của Đại học Thăng Long:
Phương thức 1. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Phương thức 2. Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Đại học Thăng Long tuyển sinh: Bảng quy đổi điểm tiếng Anh

Phương thức 3. Xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022
Phương thức 4. Xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022
Phương thức 5. Xét tuyển kết hợp học bạ và thi năng khiếu (đối với ngành Thanh nhạc)
Thí sinh phải có hạnh kiểm năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên, điểm trung bình môn Ngữ Văn 3 năm THPT ≥ 5,0.
Môn thi năng khiếu: Âm nhạc 1 (hát 2 bài tự chọn), Âm nhạc 2 (Thẩm âm + Tiết tấu)
Phương thức 6. Xét học bạ THPT (đối với ngành Điều dưỡng)
Thí sinh phải có học lực và hạnh kiểm năm lớp 12 loại Khá trở lên. Điểm trung bình 3 môn Toán, Hóa, Sinh 3 năm THPT ≥ 6,5, trong đó không có môn nào dưới 5.
Phương thức 7. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập môn Toán bậc THPT
Thí sinh phải có học lực và hạnh kiểm năm lớp 12 loại Khá trở lên. Điểm trung bình môn Toán 3 năm THPT ≥ 8,0.
Phương thức 8. Xét tuyển kết quả dựa trên thành tích về nghệ thuật, thể thao
Dành cho thí sinh đạt thành tích cao về nghệ thuật, thể thao (có Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên).
Thí sinh phải có hạnh kiểm năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.
Chỉ tiêu Đại học Thăng Long tuyển sinh dự kiến:

Nguồn: Đại học Thăng Long tuyển sinh