Mới cập nhật: Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022

Mới cập nhật: Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022

Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022 với tổng số chỉ tiêu xét tuyển là 1.550 sinh viên. Trong đó các chỉ tiêu được phân bố cho 4 phương thức tuyển sinh. Xem ngay thông tin cùng Navigates.

Học viện Chính sách và phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Học viện Chính sách và Phát triển là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô.

Hiện tại, Học viện có 7 ngành đào tạo bậc đại học (Kinh tế, Quản lý Nhà nước, Tài chính – Ngân hàng, ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Luật Kinh tế và Kinh tế Phát triển) với 17 chuyên ngành/chương trình đào tạo gồm 03 chương trình chất lượng cao (Kinh tế đối ngoại, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh) và 14 chương trình đại trà. Học viện đào tạo sau đại học trình độ Thạc sỹ có 05 chuyên ngành đào tạo (Chính sách công, Tài chính – ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Quy hoạch phát triển và Quản trị kinh doanh).

Trụ sở đào tạo chính của Học viện tọa lạc tại Khu đô thị Nam An Khánh, Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngoài ra, học viện có cơ sở 2 tại Tòa nhà D25 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngõ 7, phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Học viện Chính sách và Phát triển là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý chính trị, luật và chính sách phát triển có tư duy năng động, sáng tạo đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2045: Học viện trở thành đại học định hướng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực thuộc nhóm các trường hàng đầu tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và quốc tế; tiên phong trong sự nghiệp đào tạo chất lượng cao.

Theo đánh giá chung điểm chuẩn những năm qua cho thấy, Học viện Chính sách và Phát triển điểm chuẩn không quá cao, phù hợp sức học của đa số học sinh. Năm 2022, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh 20% chỉ tiêu xét điểm thi Đánh giá năng lực.

Thông tin chi tiết Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022

Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022
Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh năm 2022

Đối tượng Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh:

Thí sinh đáp ứng các điều kiện tuyển sinh đại học theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Ngành, chuyên ngành, chỉ tiêu Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh:

học viện chính sách và phát triển tuyển sinh

Các Phương thức Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh

Phương thức 1. Xét tuyển thẳng (10% chỉ tiêu)

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Học viện dành cho các đối tượng sau:

(1) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phổ trở lên (các môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển)

(2) Điểm trung bình chung lớp 12 bậc THPT đạt từ 7,0 trở lên, có chứng chỉ năng lực quốc tế (trong thời hạn 3 năm tính tới ngày xét tuyển): SAT từ 1000 điểm trở lên, ACT từ 25 điểm trở lên, A-Level từ 70 điểm trở lên.

(3) Điểm trung bình chung lớp 12 bậc THPT đạt từ 7,0 trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (trong thời hạn 2 năm tính tới ngày xét tuyển): IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương (TOEIC 625; TOEFL: 500; ITP; CBT: 173; iBT: 61,…)

Phương thức 2. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi Đánh giá năng lực (20% chỉ tiêu)

Dành cho các thí sinh có điểm trung bình học tập bậc THPT lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên theo 1 trong 2 hình thức:

– Xét kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội 2022.

– Xét kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội 2022.

Phương thức 3. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (20% chỉ tiêu)

Dành cho 2 đối tượng:

– Học sinh tại các trường THPT chuyên, điểm trung bình chung học tập năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

– Tổng điểm trung bình cộng học tập năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lý Nhà nước đạt từ 7,0 trở lên.

Phương thức 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2022 (50% chỉ tiêu)

Các tổ hợp xét tuyển gồm: A00, A01, C00, C01, C02, D01, D07, D09

Ngoài ra, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng chương trình chất lượng cao với 150 chỉ tiêu.

Nguyên tắc xét tuyển:

  • Xét tuyển theo ngành, chỉ tiêu của mỗi ngành và điểm xét tuyển của thí sinh
  • Xét tuyển theo thứ tự nguyện vọng ưu tiên. Mỗi thi sinh được đăng ký 03 nguyện vọng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (NV1 ưu tiên cao nhất, sau đó là NV2 và NV3)
  • Thí sinh chỉ đỗ nguyện vọng duy nhất, nếu đã đỗ một nguyện vọng sẽ không xét tiếp các nguyện vọng còn lại.

Nguồn: Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh

Hằng Nguyễn

Hằng Nguyễn

Nguyễn Thị Thúy Hằng, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, từng đảm nhận công tác giảng dạy trong ngành giáo dục. Được đào tạo bài bản về giáo dục cùng với kinh nghiệm và niềm yêu thích, say mê với giáo dục, tôi mong những bài viết của mình có thể mang đến những thông tin hữu ích nhất cho các bạn học sinh và phụ huynh.

Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo