Năm 2022, tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội có một số điều chỉnh so với các thông báo trước đó, đặc biệt là điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Xem ngay thông tin cùng Navigates.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (tên tiếng Anh Hanoi University of Science and Technology – viết tắt HUST) được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có trụ sở chính tại Địa chỉ tại Số 01 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hướng đến trở thành trường đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực tập trung vào khoa học công nghệ, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đại Học Bách Khoa Hà Nội là trường đào tạo đa ngành nghề, nhưng đặt trọng điểm nhất vào các ngành kỹ thuật. Hiện trường có 25 khoa và viện, vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn ngành nghề mong muốn. Trường cũng đào tạo cả hệ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ,… các nhóm ngành Công nghệ, kỹ thuật và quản trị kinh doanh ở quy mô lớn. Chính vì thế muốn học lên cao thì Bách Khoa cũng là lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn.
Danh sách các ngành đào tạo của Đại Học Bách Khoa Hà Nội:

Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội 2023 có gì mới: Một loạt thay đổi
Đề thi gồm ba phần Toán học, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề, tổng thời gian 150 phút, ngắn hơn gần một nửa so với cấu trúc cũ. Sau khi hoàn thành bài thi, các em được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa thông báo điều chỉnh cấu trúc, nội dung đề thi đánh giá tư duy và bắt đầu áp dụng từ năm 2023. Bài thi tư duy diễn ra trong 150 phút, ít hơn 120 phút so với cấu trúc cũ. Trong đó, mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng 60 phút, còn Tư duy Đọc hiểu 30 phút.
Thời lượng, hình thức thi cụ thể như sau:

Ngoài thay đổi về thời lượng, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 còn có nhiều thay đổi khác.
Thứ nhất, câu hỏi của cả ba phần thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, tổng điểm 100. Năm ngoái, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.
Thứ hai, cấu trúc đề thi đánh giá tư duy mới không còn bài tổ hợp khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.
Phần Toán học của bài thi đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy của học sinh thông qua chương trình Toán lớp 11 và 12, gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. “Các câu hỏi từ dễ đến khó với độ tin cậy, đảm bảo phân hoá được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh”, Đại học Bách khoa Hà Nội nói.
Ở phần Đọc hiểu, thí sinh được đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng thông qua các văn bản khoa học, văn học, báo chí. Câu hỏi đọc hiểu yêu cầu thí sinh sử dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, giải thích các chi tiết quan trọng, hiểu chuỗi sự kiện.
Phần Khoa học/Giải quyết cung cấp thông tin khoa học được thể hiện dưới dạng dữ liệu (đồ thị, bảng biểu, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột. Các câu hỏi của phần này nhằm kiểm tra cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và kỹ năng giải quyết vấn đề của thí sinh. So với năm 2022, đề thi mới không còn phần lựa chọn, nên thí sinh bắt buộc tham gia toàn bộ ba phần của đề thi.
Thứ ba, kỳ thi đánh giá tư duy 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như các năm trước.
Đại học Bách khoa Hà Nội có thể tổ chức nhiều đợt, địa điểm thi khác nhau và thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành bài thi, các em được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Theo đại học Bách khoa Hà Nội, sở dĩ có sự thay đổi này muốn mở rộng khả năng sử dụng kết quả bài thi cho các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược; phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giữa tháng 11, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết lên kế hoạch tổ chức ba đợt thi đánh giá năng lực trong năm 2023, vào các tháng 5, 6 và 7, tăng hai đợt so với các năm trước.
Nguồn: Báo Tiền phong
Năm 2022, tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội đưa ra tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 7.990 sinh viên, sử dụng 3 phương thức tuyển sinh.
Thông tin tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2022
Các phương thức tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội gồm
- Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN): 10-20%
- Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD): 50-60%
- Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: 30-40%
Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển 7 Tổ hợp môn gồm:
- A00: TOÁN, Lý, Hóa
- A01: TOÁN, Lý, Anh
- A02: TOÁN, Lý, Sinh học
- B00: TOÁN, Hóa học, Sinh học
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D29: Toán, Lý, Tiếng Pháp
Cụ thể các phương thức tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội:
(1) Xét tuyển tài năng: gồm các phương thức sau:
(1.1) xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(1.2) xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB;
(1.3) xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.
1.1. Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
1.2. Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, lớp 12 chỉ tính học kỳ I); Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
- Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
1.3. Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau:
- Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ trong thời gian học THPT;
- Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
- Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
- Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 6.0 trở lên được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý;
- Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
- Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 02 nguyện vọng tương ứng với 02 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
(2) Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGTD do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức
- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp do thí sinh lựa chọn đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên). Thí sinh được chọn 1 trong 5 tổ hợp sau: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý- Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.
- Các tổ hợp xét tuyển dự kiến:
- Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2);
- Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2);
- Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh: xét tuyển các chương trình Elitech (chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), các chương trình Kinh tế quản lý (mã EM), các chương trình hợp tác quốc tế, các chương trình Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2) (mã FL).
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp có nội dung tiếng Anh (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).
(3) Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022
- Đối tượng xét tuyển tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.
- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên), đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Trường quy định theo tổ hợp xét tuyển.
- Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).
Nguồn: Tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội