Tuyển sinh Đại học Điện lực bổ sung thêm 2 phương thức tuyển sinh nhằm tăng cơ hội cho các thí sinh có nguyện vọng vào trường. Xem ngay thông tin cùng Navigates.

Tiền thân của Trường Đại học Điện lực là Trường Kỹ nghệ Thực hành được thành lập năm 1898. Sau đó Trường được tách thành Trường Kỹ thuật I và trường Kỹ thuật II. Tháng 8/1962, Trường Kỹ thuật I đổi tên thành Trường Trung Cao Cơ điện và đến ngày 08/02/1966, Bộ Công nghiệp nặng quyết định tách Trường Trung Cao Cơ điện thành Trường Trung học Kỹ thuật Điện và trường Trung học Cơ khí.
Đến tháng 7/1997, Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên thành trường Trung học Điện 1. Tháng 04/2000, Bộ Công nghiệp quyết định hợp nhất Trường Trung học Điện 1 và Trường Bồi dưỡng Tại chức thành Trường Trung học Điện 1 thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Ngày 26/10/2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập Trường Cao đẳng Điện lực trên cơ sở Trường Trung học Điện 1; sau 5 năm xây dựng và phát triển, ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Điện lực trên cơ sở Trường Cao đẳng Điện lực.
Thực hiện Nghị quyết 77 NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế đào tạo, trên cơ sở nhiều năm liên tục tự chủ về kinh phí trong các hoạt động của Trường; ngày 01/9/2015 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1508/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Điện lực giai đoạn 2015 – 2017; ngày 24/9/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký quyết định số 10268/QĐ-BCT về việc chuyển Trường Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về trực thuộc Bộ Công Thương.
Đại học Điện lực là một trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ hàng đầu của Ngành.
Trường đại học điện lực là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của ngành năng lượng nói riêng và xã hội nói chung trong công cuộc hiện đại hóa và phát triển bền vững”.
Trường phấn đấu trở thành trường đại học hàng đầu trong nước về lĩnh vực năng lượng, đạt đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.
Tuyển sinh đại học Điện lực công bố phương án tuyển sinh năm 2022, trong đó ngoài 2 phương thức xét tuyển như năm 2021 trường tăng thêm 2 phương thức xét tuyển nữa nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh. Bên cạnh đó, Trường Đại học Điện lực điểm chuẩn năm 2021 ngành cao nhất 24,35 điểm.

Phạm vi tuyển sinh đại học điện lực
Tuyển sinh trên cả nước.
Đối tượng tuyển sinh đại học điện lực
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam (hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên)
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành
- Đáp ứng các điều kiện khác của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT).
Phương thức tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển tuyển sinh đại học điện lực
Phương thức tuyển sinh đại học điện lực
Trường Đại học Điện lực dự kiến tuyển sinh theo 04 phương thức như sau
STT | Phương thức tuyển sinh | % chỉ tiêu (Dự kiến) |
1 | Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ) | 25% |
2 | Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT 2022 | 65% |
3 | Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi ĐGNL của ĐHQG HN | 10% |
4 | Xét tuyển thẳng dựa theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT | Không giới hạn chỉ tiêu |
Tổng chỉ tiêu dự kiến 3330 (chỉ tiêu) | 100% |
Tổ hợp xét tuyển tuyển sinh đại học điện lực
- Tổ hợp A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Tổ hợp D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
Nguyên tắc chung xét tuyển tuyển sinh đại học điện lực
- Thí sinh đăng ký xét tuyển theo mã ngành/ngành;
- Điểm trúng tuyển xác định theo mã ngành/ngành;
- Không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển;
- Xét tuyển theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các nguyện vọng đã đăng ký. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng có mức độ ưu tiên tiếp theo;
- Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu xét tuyển;
- Trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT;
- Nếu xét tuyển theo từng phương thức xét tuyển chưa đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sau;
- Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân;
- Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học và nhập học trong thời gian quy định theo thông báo của Trường. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học và nhập học được xem như từ chối nhập học tại Trường.
Phương thức tuyển sinh đại học điện lực
Năm 2022, tuyển sinh đại học điện lực theo 4 phương thức
Phương thức 1 : Tuyển sinh đại học điện lực xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh (học bạ THPT)
Thời gian nhận hồ sơ
Đợt 1: từ 15/02/2022 đến 20/06/2022
Đợt bổ sung (nếu có): Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1.
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
Hồ sơ xét tuyển gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển phương thức học bạ; Bản công chứng học bạ hoặc bảng điểm có xác nhận của trường THPT đến hết học kỳ 1 lớp 12; Bản công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của thí sinh; Lệ phí xét tuyển 100.000đ/thí sinh.
Hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận tuyển sinh của Trường hoặc qua đường bưu điện.
Các điều kiện xét tuyển
Thí sinh có điểm xét tuyển (ĐXT) trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm theo thang điểm 30.
Thí sinh có điểm xét tuyển (ĐXT) trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm theo thang điểm 30.
Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển: Xét kết quả học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
ĐXT = (ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3) + ĐƯT (nếu có)
ĐTB Môn 1 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 1 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 1)/3
ĐTB Môn 2 = (ĐTB cả năm lớp10 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 2 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 2)/3
ĐTB Môn 3 = (ĐTB cả năm lớp10 Môn 3 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 3 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 3)/3
(Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 của Bộ GD&ĐT)
Phương thức 2: Tuyển sinh đại học điện lực xét tuyển dựa vào kết quả của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
Thời gian nhận hồ sơ
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Điện lực. Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển theo các phương thức sau:
- Đợt 1: Đăng ký xét tuyển thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo quy chế tuyển sinh hiện hành)
- Đợt bổ sung (nếu có): Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1, thông tin sẽ được cập nhật trên cổng thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Điện lực.
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Đăng ký xét tuyển thông qua kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Các điều kiện xét tuyển
Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo ngành xét tuyển của Trường năm 2022.
- ĐXT = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn xét tuyển + ĐƯT
- Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phương thức 3: Tuyển sinh đại học điện lực xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN)
Thời gian nhận hồ sơ
- Đợt 1: từ 01/03/2022 đến 20/06/2022
- Đợt bổ sung (nếu có): Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1.
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
Hồ sơ xét tuyển gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển phương thức ĐGNL; Bản công chứng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQG HN; Bản công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của thí sinh; Lệ phí xét tuyển 100.000đ/thí sinh.
Hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận tuyển sinh của Trường hoặc qua đường bưu điện.
Các điều kiện xét tuyển
Thí sinh có điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 80/150 điểm trở lên. Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:
ĐXT = Điểm ĐGNL * 30/150 + ĐƯT
(Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phương thức 4 : Tuyển sinh đại học điện lực xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo

Tuyển sinh đại học điện lực có các ngành đào tạo
Ngành đào tạo | Thông tin cơ bản |
CN kỹ thuật điện, điện tử | Mã ngành: 7510301 |
Kỹ thuật Nhiệt | Mã ngành: 7520115 |
Công nghệ kỹ thuật Năng lượng | Mã ngành: đào tạo thí điểm |
Quản lý công nghiệp | Mã ngành: 7510601 |
Logistic và quản lý chuỗi cung ứng | Mã ngành: 7510605 |
CN kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | Mã ngành: 7510303 |
Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn Thông | Mã ngành: 7510302 |
Công nghệ thông tin | Mã ngành: 7480201 |
Công nghệ kỹ thuật môi trường | Mã ngành: 7510406 |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí | Mã ngành: 7520201 |
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | Mã ngành: 7510203 |
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng | Mã ngành: 7510102 |
Quản trị kinh doanh | Mã ngành: 7340101 |
Tài chính - ngân hàng | Mã ngành: 7340201 |
Kế toán | Mã ngành: 7340301 |
Kiểm toán | Mã ngành: 7340302 |
Thương mại điện tử | Mã ngành: 7340122 Thời gian đào tạo hệ kỹ sư: 4 năm |
Quản trị dịch vụ du lich và lữ hành | Mã ngành: 7810103 Bằng tốt nghiệp được cấp: Cử nhân Tổ hợp xét tuyển: A00,A01,D07,D01 |
Quản lý năng lượng | Mã ngành: 7510602 |
Nguồn: Đại học Điện Lực