Theo thông tin tuyển sinh Đại học Hà Nội (HANU) năm 2022, Đại học Hà Nội tuyển sinh 2.840 chỉ tiêu, 3 phương thức tuyển sinh và một số điểm mới trong kỳ tuyển sinh. Ngưỡng đầu vào theo từng năm khác nhau, năm 2022 tính điểm 3 môn Toán – Văn – Ngoại ngữ hoặc Toán – Vật lý – Tiếng Anh đạt 16 điểm trở lên (thang 10, chưa nhân hệ số).
Đại học Hà Nội có trụ sở chính tại tại Km 9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trường được thành lập từ năm 1959 với tên gọi là trường Đại học Ngoại ngữ, từ năm 2006 trường chính thức đổi tên thành trường Đại học Hà Nội, tên tiếng Anh là Hanoi University – HANU.
Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Trường Đại học Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn và ngoại ngữ cho thị trường trong nước và quốc tế.
Trong tương lai, trường phấn đấu trở thành trường đại học ứng dụng có uy tín, chuyên sâu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị du lịch,…dựa trên thế mạnh về ngoại ngữ.
Đến năm 2045, Trường Đại học Hà Nội trở thành đại học đa ngành định hướng ứng dụng, nằm trong tốp đầu của Việt Nam, có danh tiếng ở khu vực Châu Á.
Đại học Hà Nội hiện đang đào tạo 11 ngành ngoại ngữ, 9 chuyên ngành khác ngoài ngôn ngữ, 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế. Đây cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 8 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và 01 chương trình bằng tiếng Pháp.
Theo thông tin tuyển sinh Đại học Hà Nội năm 2021, điểm chuẩn Đại học Hà Nội ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất với 37,55 điểm. Năm 2022 trường Đại học Hà Nội (HANU) công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh và một số điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Tuyển sinh Đại học Hà Nội (HANU) 2022, giữ nguyên 3 phương thức tuyển sinh
Dự kiến tuyển sinh Đại học Hà Nội năm 2022 lấy 2.840 chỉ tiêu (tăng 205 chỉ tiêu so với năm ngoái) cho 25 ngành đào tạo. Ngoài ra, trường cũng dành 240 chỉ tiêu cho chương trình liên kết quốc tế.
Tuyển sinh Đại học Hà Nội giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển như năm trước bao gồm:
Phương thức tuyển sinh Đại học Hà Nội:
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (gồm cả ưu tiên xét tuyển thẳng): chiếm 5% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội: chiếm 45% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022: chiếm 50% tổng chỉ tiêu.Trong trường hợp Trường không tuyển hết số chỉ tiêu theo phương thức 3.1 và 3.2, các chỉ tiêu đó sẽ dành cho phương thức 3.3.
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Hà Nội trình độ đại học

Ghi chú: Tuyển sinh Đại học Hà Nội tổ hợp xét tuyển: D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), D02 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung), D05 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức), D06 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật), DD2 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Hàn), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
Tuyển sinh Đại học Hà Nội ngưỡng đầu vào:
Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 16 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
Tổ chức tuyển sinh Đại học Hà Nội:
Thời gian; hình thức nhận ĐKXT: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nguyên tắc xét tuyển:
Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
a) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (5% tổng chỉ tiêu): Tuyển thẳng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp vào đại học hệ chính quy Trường Đại học Hà Nội năm 2022.
b) Xét tuyển kết hợp (45% tổng chỉ tiêu): Xét theo điều kiện và tiêu chí riêng. Xét theo tổng điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu. Trong trường hợp Nhà trường không tuyển hết số chỉ tiêu, các chỉ tiêu đó sẽ dành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp vẫn có thể xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Đối tượng 1: Mã phương thức xét tuyển: 410. Chỉ tiêu: dự kiến 10% tổng chỉ tiêu
Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (xem danh mục chứng chỉ tại Phụ lục 4) và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2022;
(2) Điểm trung bình chung môn ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0. - Đối tượng 2: Mã phương thức xét tuyển: 402. Chỉ tiêu: dự kiến 15% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội từ 105/150; của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ 21/30 và của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm học 2021 – 2022 từ 850/1200 và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2022;
(2) Điểm trung bình chung môn ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0. - Đối tượng 3: Mã phương thức xét tuyển: 408. Chỉ tiêu: dự kiến 1% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh có kết quả thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt từ 1100/1600 điểm trở lên và còn thời hạn. Thí sinh có kết quả thi ACT (American College Testing, Hoa Kỳ) đạt từ 24/36 điểm trở lên và còn thời hạn. Thí sinh có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) sử dụng kết quả 03 môn để thay thế cho 03 môn xét tuyển của ngành học đăng ký, mức điểm mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60) và đã tốt nghiệp THPT năm 2022. - Đối tượng 4: Mã phương thức xét tuyển: 501. Chỉ tiêu: dự kiến 10% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên (xem danh sách các trường THPT tại Phụ lục 2) và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2022;
(2) Điểm trung bình chung môn ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0;
Đối tượng 5: Chỉ tiêu: dự kiến 09% tổng chỉ tiêu. - Giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố: mã phương thức xét tuyển 502.
- Thành viên đội tuyển HSG cấp QG: mã phương thức xét tuyển 503.
- Tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức: mã phương thức xét tuyển 504.
- Tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam: mã phương thức xét tuyển 505.
Thí sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 hoặc đạt giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố năm học 2021-2022 hoặc thí sinh tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc tham gia Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm học 2021-2022 của Đài truyền hình Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2022;
(2) Điểm trung bình chung môn ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0;
c) Xét tuyển bằng kết quả thi THPT năm 2022 (50% tổng chỉ tiêu): - Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp. Xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Cụ thể cách tính điểm:
- Đối với tất cả các ngành: điểm Toán + điểm Ngữ văn + (điểm Ngoại ngữ x 2) + (điểm ưu tiên x 4/3).
- Riêng với ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin CLC và Truyền thông ĐPT: điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Vật lý (hoặc Ngữ văn) + điểm ưu tiên (hệ số 1).
Tuyển sinh Đại học Hà Nội có các chính sách ưu tiên:
- Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ưu tiên xét tuyển thẳng (dành cho các đối tượng thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền tuyển thẳng).
Lệ phí xét tuyển: - Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Xét tuyển kết hợp theo Quy định của Trường Đại học Hà Nội: 10.000đ/nguyện vọng.
Học phí áp dụng đối với sinh viên chính quy khóa 2022, cụ thể như sau: - Nhóm dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ:
- Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: 600.000 đ/tín chỉ.
- Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án tốt nghiệp, thực tập và khóa luận tốt nghiệp:
· 700.000 đ/tín chỉ (với ngành Truyền thông doanh nghiệp dạy bằng tiếng Pháp).
· 750.000 đ/tín chỉ (với các ngành dạy bằng tiếng Anh).
· 1.300.000 đ/tín chỉ (với CTĐT chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin và ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành dạy bằng tiếng Anh). - Nhóm ngành Ngôn ngữ:
- Các học phần của CTĐT tiêu chuẩn và các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành (dạy bằng tiếng Việt) của CTĐT chất lượng cao: 600.000 đ/tín chỉ.
- Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (dạy bằng ngoại ngữ), ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của CTĐT chất lượng cao:
· 770.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Italia).
· 940.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Hàn Quốc).
Ghi chú: Mức học phí được điều chỉnh từng năm học theo lộ trình điều chỉnh học phí của Chính phủ và tùy thuộc tình hình thực tế nhưng tăng không quá 15%/năm học (Thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ).
Thời gian dự kiến tuyển sinh Đại học Hà Nội các đợt trong năm.
- Xét tuyển đợt 1: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Theo quy định tuyển sinh Đại học Hà Nội
Nguồn: Tuyển sinh Đại học Hà Nội