Quy chế tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân ra sao? Xem ngay dưới đây!
Navigates đánh giá Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trong những ngôi trường danh giá bậc nhất Việt Nam, có rất nhiều sinh viên mơ ước được học tập tại đây. Trường được thành lập vào tháng 1 năm 1956 với tên ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Sau nhiều lần thay tên thì đến Tháng 10 năm 1985, Trường chính thức có tên là Đại học Kinh tế Quốc dân cho đến nay.
Trường đại học Kinh tế Quốc dân có trụ sở tại 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới.
Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học tự chủ toàn diện, đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, có vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện đang đào tạo 33 ngành với 80 chương trình đào tạo, trong đó có 8 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh, 3 chương trình Tiên tiến; 10 chương trình Chất lượng cao; 5 chương trình định hướng ứng dụng (POHE) và hơn 20 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Năm 2023, Tuyển sinh Đại học Kinh tế quốc dân tuyển sinh có gì khác?
Trường đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023, trong đó số lượng thí sinh các phương thức tuyển sinh có sự thay đổi rõ rệt.
Ngày 20-12, Trường đại học Kinh tế quốc dân chính thức ban hành đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, với 60 mã ngành, chương trình, Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển 6.200 tổng chỉ tiêu (tăng 100 so với năm 2022).
Trong đó năm nay trường tuyển sinh theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng 2%, 25% xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (tăng 10% so với 2022), xét tuyển kết hợp 70% (năm 2022 chỉ tiêu cho xét tuyển kết hợp và tuyển thẳng 80-85%) và 3% dành cho xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy 2023 với 7 mã tuyển sinh (thống kê kinh tế, toán kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ thông tin, khoa học máy tính, định phí bảo hiểm và QTRR, khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh).
Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, ngưỡng đầu vào dự kiến là 20 điểm đã bao gồm điểm ưu tiên.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngưỡng đầu vào dự kiến là 18 điểm đã bao gồm điểm ưu tiên.
Nhà trường cho biết, trường sẽ không tổ chức sơ tuyển, không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh xem chi tiết đề án tuyển sinh đại học năm 2023 Trường đại học Kinh tế quốc dân tại đây.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Thông tin tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2022
Ngày 15/6/2022, Hội đồng tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức công bố đề án tuyển sinh năm 2022. Trường dành tới 6.100 chỉ tiêu cho khoảng 60 ngành đào tạo.
1. Phương thức tuyển sinh
Trường tuyển sinh theo 4 phương thức sau:

Ngoài ra, từ năm 2023, trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh theo diện xét tuyển thẳng theo quy chế và chỉ tiêu cho các đối tượng 1, 2, 3 (phương thức xét tuyển kết hợp) là 70%, đối tượng 4, 5, 6 là 30% chỉ tiêu theo từng mã ngành/chương trình và theo tổng chỉ tiêu.
1.1. Phương thức xét tuyển thẳng
– Đối với thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế, Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế, tốt nghiệp THPT năm 2022 được tuyển thẳng vào trường theo ngành thí sinh đăng ký.
– Đối với thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2022 được xét tuyển thẳng vào các ngành của trường.
– Đối với thí sinh đạt giải Nhất trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2022 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của trường.
– Đối với các thí sinh đối tượng khác, các điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và thông báo của trường.
1.2. Phương thức xét tuyển kết hợp
Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Trường được phân chia thành 7 nhóm đối tượng sau:
1.2.1 Đối tượng 1: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT và ACT
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến 1/6/2022, SAT đạt từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên. (Thí sinh cần đăng ký mã của Trường Đại học Kinh tế quốc dân khi thi, với tổ chức SAT là 7793-National Economics University, của ACT là 1767-National Economics University. Thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của trường cần đăng ký lại với tổ chức thi)
– Chỉ tiêu: 3% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu.
– Cách thức: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm SAT*30/1600 + điểm ưu tiên (nếu có)
ĐXT = điểm ACT*30/36 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.2.2 Đối tượng 2: Thí sinh có điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm ĐGNL 2022 của ĐHQG HN đạt từ 85 điểm trở lên; hoặc của ĐHQG TP.HCM đạt từ 700 điểm trở lên.
– Chỉ tiêu: 15% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu.
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
Điểm thi ĐGNL ĐHQG HN: ĐXT = điểm ĐGNL*30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM: ĐXT = điểm ĐGNL*30/1200 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.2.3 Đối tượng 3: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi ĐGNL của ĐHQG
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
(1) Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến 1/6/2022 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL ITP 500 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 & W 150) trở lên;
(2) Điểm thi ĐGNL 2022 của ĐHQG HN đạt từ 85 điểm trở lên, hoặc của ĐHQG TP.HCM đạt từ 700 điểm trở lên.
– Chỉ tiêu: 15% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu.
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
Điểm thi ĐGNL ĐHQG HN: ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT + (điểm ĐGNL*30/150)*2/3 + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM: ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT + (điểm ĐGNL*30/1200)*2/3 + điểm ưu tiên (nếu có)

1.2.4 Đối tượng 4: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến 1/6/2022 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL ITP 500 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 & W 150) trở lên và có kết quả tốt nghiệp THPT 2022 tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào” dự kiến từ 20 điểm trở lên.
– Chỉ tiêu: 15% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT + tổng điểm 2 môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Tổng điểm 2 môn XT = Tổng điểm thi TN THPT 2022 của môn Toán và 1 môn bất kỳ thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường (trừ môn tiếng Anh)

1.2.5 Đối tượng 5: Thí sinh thuộc hệ chuyên của các trường THPT chuyên toàn quốc/THPT trọng điểm QG kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:
(1) Học sinh hệ chuyên (3 năm lớp 10, 11, 12) các trường THPT chuyên toàn quốc, hệ chuyên của các trường THPT trọng điểm quốc gia;
(2) Điểm trung bình chung (TBC/TB cộng) học tập của 6 học kỳ (3 năm lớp 10, 11, 12) đạt từ 8,0 trở lên (điểm trung bình học kỳ nào đó có thể nhỏ hơn 8,0);
(3) Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào” dự kiến từ 20 điểm trở lên.
– Chỉ tiêu: 10% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm TBC học tập 6 học kỳ + tổng điểm 2 môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Tổng điểm 2 môn XT = Tổng điểm thi TN THPT 2022 của môn Toán và 1 môn bất kỳ thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
1.2.6 Đối tượng 6: Thí sinh tham gia thi tuần “Đường lên đỉnh Olympia”, hoặc đạt giải thi HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; hoặc đạt giải khuyến khích QG kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
(1) Tham gia vòng thi tuần chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” của Đài truyền hình Việt Nam; hoặc đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; hoặc đạt giải khuyến khích QG các môn: Toán, Vật Ly, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh
(2) Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào” dự kiến từ 20 điểm trở lên.
– Chỉ tiêu: 5% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm tổ hợp xét tuyển + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
+ Điểm tổ hợp XT tương ứng với các tổ hợp xét tuyển của mã ngành/CTĐT theo nguyện vọng thí sinh đã đăng ký
+ Điểm thưởng cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”: vòng thi năm 1,0 điểm; vòng thi quý 0,75 điểm; vòng thi tháng 0,5 điểm; vòng thi tuần 0,25 điểm.
+ Điểm tưởng giải HSG: giải khuyến kích QG: 0,5 điểm giải cấp tỉnh/thành phố: giải nhất 0,5 điểm; giải nhì: 0,25 điểm; giải ba 0 điểm.
1.3. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy (ĐGTD) của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022
– Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm ĐGTD 2022 đạt từ 20 điểm (quy đổi về thang 30) trở lên.
– Chỉ tiêu: 2% theo mã tuyển sinh và tổng chỉ tiêu
– Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp tới khi hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển (ĐXT). ĐXT quy về thang 30:
ĐXT = điểm ĐGTD quy đổi + điểm ưu tiên (nếu có)
1.4. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Xét tuyển theo 9 tổ hợp: A00, A01, B00, C03, C04, D01, D07, D09, D10
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT theo các phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp, xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy bằng hình thức trực tuyến/online theo thông báo hướng dẫn của trường/ ĐHBK Hà Nội.
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố năm đến thí sinh vào chiều 15/09/2022.
2. Các ngành/chương trình tuyển sinh 2022



Nguồn: Tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân