Tuyển sinh Đại học Sài Gòn hệ chính quy năm 2022

Tuyển sinh Đại học Sài Gòn hệ chính quy năm 2022

Quy chế tuyển sinh Đại học Sài Gòn ra sao? Tìm hiểu ngay cùng Navigates!

Trường Đại học Sài Gòn có trụ sở chính tại 273 An Dương Vương – Phường 3 – Quận 5, được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

Trường Đại học Sài Gòn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo trình độ đại học và sau đại học. Hiện tại, Nhà trường đang đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hệ chính quy, liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ 07 chương trình cho giáo viên; bồi dưỡng, tổ chức thi đánh giá tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, Linguaskill của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2035 phát triển Trường Đại học Sài Gòn trở thành trường đại học theo hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế.

Hiện tại trường đang đào tạo 11 ngành sau đại học; 3 ngành quốc tế; 33 ngành đại học chính quy; 3 ngành cao đẳng chính quy; 7 ngành đào tạo văn bằng hai; 7 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học; 19 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học; 21 loại hình bồi dưỡng ngắn hạn. 

Năm 2022, tuyển sinh Đại học Sài Gòn dành tối thiểu 85% chỉ tiêu cho xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn 2022 của Trường Đại học Sài Gòn (SGU) cũng tăng nhẹ so với năm ngoái.

Thông tin chi tiết tuyển sinh Đại học Sài Gòn 2022

Bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, ĐH Sài Gòn còn sử dụng điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM trong xét tuyển với tổng số chỉ tiêu là 4.730 chỉ tiêu.

Cụ thể các phương thức tuyển sinh Đại học Sài Gòn

Phương thức 1. Xét điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2022 (Không áp dụng với ngành đào tạo giáo viên và Thanh nhạc)

Chỉ tiêu: Tối đa 15% chỉ tiêu ngành

Điểm sàn xét tuyển vào trường bằng điểm đánh giá năng lực cao nhất tù 750 điểm trở lên áp dụng với 2 ngành Kỹ thuật phần mềm và Kinh doanh quốc tế. Tiếp đó là ngành Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Công nghệ thông tin, Toán ứng dụng, Quản trị kinh doanh nhận hồ sơ từ mức điểm 700 trở lên. Các ngành còn lại có điểm sàn từ 650 điểm trở lên.

Phương thức 2. Xét kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022

Chỉ tiêu: Tối thiểu 85% chỉ tiêu ngành

+ Với ngành không có môn năng khiếu: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 theo tổ hợp xét tuyển (Không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT và xét công nhận tốt nghiệp trong xét tuyển)

+ Với ngành có môn năng khiếu: Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 với điểm thi môn năng khiếu đối với ngành Thanh nhạc, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Mầm non do Trường tổ chức.

Riêng ngành Sư phạm Mỹ thuật, trường còn sử dụng kết quả thi môn Hình họa (hoặc Hình họa mỹ thuật), môn Trang trí (hoặc Trang trí màu, Bố cục trang trí màu, Bố cục, Bố cục màu, Bố cục tranh màu, Vẽ màu) từ kết quả kì thi năng khiếu của ĐH Mỹ thuật TP.HCM, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Sài Gòn

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Sài Gòn
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Sài Gòn

Nhóm ngành đào tạo giáo viên

Nhóm ngành đào tạo giáo viên

Nguồn: Tuyển sinhĐại học Sài Gòn

Hằng Nguyễn

Hằng Nguyễn

Nguyễn Thị Thúy Hằng, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, từng đảm nhận công tác giảng dạy trong ngành giáo dục. Được đào tạo bài bản về giáo dục cùng với kinh nghiệm và niềm yêu thích, say mê với giáo dục, tôi mong những bài viết của mình có thể mang đến những thông tin hữu ích nhất cho các bạn học sinh và phụ huynh.

Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo