Thông tin tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng mới nhất năm 2022

Thông tin tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng mới nhất năm 2022

Theothông tin tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng, năm 2022 trường dành 2.600 chỉ tiêu xét tuyển cho 18 ngành sư phạm và 17 ngành/chuyên ngành cử nhân khoa học, sử dụng 5 phương thức xét tuyển.

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (tên tiếng Anh: The University of Danang, University of Education)tiền thân là Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng thành lập năm 1975, tiếp theo là Trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng được thành lập năm 1976.

Tiếp tục quá trình phát triển, ngày 04/04/1994, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng – được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam – Đà Nẵng, cở sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.

Đến nay, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế của một học hiệu uy tín, chất lượng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân vawnn; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khu vực miền Trung- Tây nguyên.

Năm 2030, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng trở thành trường sư phạm trọng điểm quốc gia; đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn chất lượng khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực mũi nhọn; tham vấn có hiệu quả các chủ trương chính sách về giáo dục và đào tạo.

Tuyển sinh Đại học sư phạm đà nẵng

Năm 2022, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng công bố thông tin đăng ký xét tuyển năm 2022, trình độ đại học, hệ chính quy với 2600 chỉ tiêu, 5 phương thức xét tuyển.

Tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng chính quy năm 2022

Đối tượng tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Học sinh Tốt nghiệp THPT và tương đương.

Phạm vi tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG năm 2022.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT

Ngành đào tạo, chỉ tiêu và tiêu chí xét tuyển

Danh mục các ngành tuyển sinh đào tạo, chỉ tiêu và tiêu chí xét tuyển được quy định trong Phụ lục đính kèm.

Vùng tuyển, đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

  • Vùng tuyển: tuyển sinh trong cả nước;
  • Đối tượng: thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
  • Chính sách ưu tiên: theo quy chế tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện hành.

Tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng: Nguyên tắc đăng ký và xét tuyển

Nguyên tắc đăng ký

  • Thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên trang tuyển sinh tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 05 nguyện vọng. Các ngành, chuyên ngành, chương trình (sau đây gọi là ngành) đăng ký trong danh mục các ngành xét tuyển theo học bạ THPT tại Phụ lục đính kèm, thuộc cùng một cơ sở đào tạo hoặc nhiều cơ sở đào tạo khác nhau thuộc ĐHĐN
  • Thí sinh sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất;
  • Thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng, không được bổ sung nguyện vọng đăng ký sau khi đã xác nhận trên hệ thống đăng ký trực tuyến của ĐHĐN.

Nguyên tắc xét tuyển

  • Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký
  • Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn học/môn thi năng khiếu theo thang điểm 10 cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh, được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
  • Điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng điểm môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo tiêu chí phụ quy định tại Phụ lục của thông báo này, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên cho thí sinh có nguyện vọng cao hơn
  • Thí sinh không cung cấp đầy đủ các minh chứng theo quy định trong quá trình đăng ký trực tuyến không được xét tuyển;
  • Thí sinh không cung cấp minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng hoặc minh chứng không hợp lệ sẽ không được cộng điểm ưu tiên đối tượng

Công bố kết quả xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)

  • Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, ĐHĐN công bố kết quả xét tuyển sớm và danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2022).
  • Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT theo kế hoạch chung để xử lý nguyện vọng toàn quốc. Thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức sau khi có kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng trên hệ thống của Bộ GDĐT.
  • Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm nhưng không đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT sẽ không được xử lý nguyện vọng và xem như từ chối nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển này.
  • Các thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển ở đợt xét tuyển sớm sẽ không được xử lý nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GDĐT.

Chú ý: Để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo thuộc ĐHĐN, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm cần đặt nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT là nguyện vọng 1.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và ĐHQG Hà Nội năm 2022.

Ngành đào tạo, chỉ tiêu và tiêu chí xét tuyển

Danh mục các ngành tuyển sinh đào tạo, chỉ tiêu và tiêu chí xét tuyển được quy định trong Phụ lục đính kèm.

Vùng tuyển, đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

  • Vùng tuyển: tuyển sinh trong cả nước;
  • Đối tượng: thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
  • Chính sách ưu tiên: theo quy chế tuyển sinh hiện hành.

Nguyên tắc đăng ký và xét tuyển

Nguyên tắc đăng ký

  • Thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên trang tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 05 nguyện vọng. Các ngành, chuyên ngành, chương trình (sau đây gọi là ngành) đăng ký trong danh mục các ngành xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL tại Phụ lục đính kèm, thuộc cùng một cơ sở đào tạo hoặc nhiều cơ sở đào tạo khác nhau thuộc ĐHĐN.
  • Thí sinh sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.
  • Thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng, không được bổ sung nguyện vọng đăng ký sau khi đã xác nhận trên hệ thống đăng ký trực tuyến của ĐHĐN.

Nguyên tắc xét tuyển

  • Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.
  • Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
  • Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi ĐGNL năm 2022 và điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo tiêu chí phụ quy định tại Phụ lục của thông báo này, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên cho thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
  • Thí sinh không cung cấp đầy đủ các minh chứng theo quy định trong quá trình đăng ký trực tuyến không được xét tuyển.
  • Thí sinh không cung cấp minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng hoặc minh chứng không hợp lệ sẽ không được cộng điểm ưu tiên đối tượng.

Công bố kết quả xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)

  • Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, ĐHĐN công bố kết quả xét tuyển sớm và danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2022).
  • Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT theo kế hoạch chung để xử lý nguyện vọng toàn quốc. Thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức sau khi có kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng trên hệ thống của Bộ GDĐT.
  • Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm nhưng không đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT sẽ không được xử lý nguyện vọng và xem như từ chối nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển này.
  • Các thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển ở đợt xét tuyển sớm sẽ không được xử lý nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GDĐT.

Chú ý: Để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo thuộc ĐHĐN, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm cần đặt nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT là nguyện vọng 1.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và các đối tượng khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT
  • Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức
  • Thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia
  • Thí sinh tốt nghiệp các trường THPT chuyên cấp tỉnh/ thành phố được xét tuyển thẳng vào một số ngành của trường đào tạo sư phạm.


Phương thức 5: Xét tuyển theo đề tuyển sinh riêng, cụ thể:

  • Nhóm 1: Học sinh đạt giải khuyến khích tại các kỳ thi HSG Quốc gia, KHKT cấp Quốc gia thuộc các năm 2020, 2021,2022.
  • Nhóm 2: Học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2020, 2021,2022.
  • Nhóm 3: Học sinh đạt giải tại kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2020, 2021,2022.
  • Nhóm 4: Học sinh học trường THPT chuyên.
  • Nhóm 5: Học sinh giỏi liên tục 2 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
  • Nhóm 6: Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển).

Phương thức 6: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu.
Phương thức 7: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT với điểm thi năng khiếu.

Ngành tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

  • 18 ngành Sư phạm
  • 17 ngành/chuyên ngành cử nhân khoa học
  • Ngành mới mở năm 2022: Vật lý kỹ thuật

Nguồn: Tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Hằng Nguyễn

Hằng Nguyễn

Nguyễn Thị Thúy Hằng, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, từng đảm nhận công tác giảng dạy trong ngành giáo dục. Được đào tạo bài bản về giáo dục cùng với kinh nghiệm và niềm yêu thích, say mê với giáo dục, tôi mong những bài viết của mình có thể mang đến những thông tin hữu ích nhất cho các bạn học sinh và phụ huynh.

Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo