Thông tin tuyển sinh Học viện Ngoại giao năm 2022

tuyển sinh học viện ngoại giao

Xem ngay thông tin tuyển sinh Học viện Ngoại giao trong bài viết sau!

Tuyển sinh học  viện ngoại giao
Tuyển sinh học viện ngoại giao

Học viện ngoại giao hay còn gọi là Học viện Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao.

 Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959).

Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; nghiên cứu, tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước.

Trong những năm qua, hoạt động đào tạo của Học viện đã được mở rộng về quy mô, đa dạng hóa và linh hoạt về phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người học và nhân lực cho thị trường lao động.

 Với vị thế là địa chỉ cung cấp nhân lực có uy tín cho xã hội nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng, Học viện đã chuyển từ phương thức đào tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành, điều chỉnh các chương trình đào tạo đang thực hiện cho phù hợp với từng đối tượng của các cơ quan tuyển dụng.

Sau nhiều năm biên soạn, cập nhật, hiệu chỉnh, cho đến nay, các chương trình đào tạo của Học viện theo phương thức đa ngành đã được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ trên cơ sở bám sát chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 Hiện nay, Học viện được phép đào tạo các ngành:

  • Quan hệ Quốc Tế
  • Truyền thông Quốc Tế
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh Doanh Quốc Tế
  • Luật Quốc Tế
  • Ngôn ngữ Anh

Hãy cùng Navigates tìm hiểu những thay đổi về phương thức tuyển sinh Học viện ngoại giao năm 2022.

Đối tượng tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT, bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài, đáp ứng các điều kiện trong Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.

Phạm vi tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao xét tuyển vào hệ đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức xét tuyển sau:

Tuyển sinh Học viện Ngoại giao xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chỉ tiêu: 3% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành

Đối tượng xét tuyển thẳng Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

Tốt nghiệp THPT

Thuộc 01 trong các đối tượng sau:

  • Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc. 
  • Thí sinh đoạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và tốt nghiệp THPT năm 2022 được tuyển thẳng vào Học viện theo ngành phù hợp với môn mà thí sinh đoạt giải. Thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng. 
  • Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh và tốt nghiệp THPT năm 2022 được tuyển thẳng vào Học viện theo ngành đúng với môn mà thí sinh đã đoạt giải (ngành Ngôn ngữ Anh). Thời gian đoạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng. 
  • Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 03 năm trở lên, học 03 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xếp loại học lực năm lớp 10,11,12 đạt từ loại Khá trở lên, được Học viện xem xét, quyết định xét tuyển thẳng vào học ngành theo nguyện vọng của thí sinh. 
  • Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện Ngoại giao, Hội đồng tuyển sinh sẽ căn cứ vào kết quả học tập THPT, kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TTBGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học

Đối tượng ưu tiên xét tuyển Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

Tốt nghiệp THPT năm 2022

 Thuộc 01 trong các đối tượng sau

  • Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định được ưu tiên xét tuyển vào Học viện theo ngành phù hợp với đề tài mà thí sinh đã đoạt giải. 
  • Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu 10 vào do Học viện Ngoại giao quy định được ưu tiên xét tuyển vào Học viện theo ngành phù hợp với môn thi mà thí sinh đã đoạt giải. Cụ thể như sau:

Tuyển sinh Học viện Ngoại giao xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT

Kết hợp 02 phương thức: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT và Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT

 Chỉ tiêu: 67% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Đối tượng xét tuyển Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

Tốt nghiệp THPT

Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên

Thuộc 01 trong các đối tượng

Tham gia/ Đoạt giải trong Kỳ thi Olympic quốc tế/ Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia/ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia theo quy định tại Điều 7, Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non hiện hành; hoặc Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi HSG cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12.

Là học sinh trường THPT chuyên (theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên), hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia.

Có một trong các Chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau đây:

  • Tiếng Anh: IELTS Academic từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên, hoặc các Chứng chỉ Cambridge English Qualifications từ 169 điểm trở lên, hoặc SAT từ 1200 trở lên, hoặc ACT từ 25 điểm trở lên. 
  • Tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm trở lên. 
  •  Tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 (mức điểm từ 270) trở lên. 
  • Tiếng Hàn Quốc: từ Topik 3 trở lên.
  •  Tiếng Nhật Bản: từ N3 trở lên. Lưu ý: Nếu thí sinh có các Chứng chỉ quốc tế không được liệt kê ở trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định.

Điểm xét tuyển bao gồm

Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển * vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển

Điểm ưu tiên

Đối với các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á – Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế

Công thức tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển (tính trên thang 30) = A+B+C+D

Trong đó: A & B & C: là điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. D: là điểm ưu tiên.

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: Công thức tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển (tính trên thang 40) = Ax2+ B + C + D

Trong đó: A là điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn tiếng Anh thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển.

B & C: là điểm trung bình cộng kết quả học tập của 02 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. D: là điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên bao gồm

  • Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Thí sinh có thể lựa chọn nhiều tổ hợp để xét tuyển nhưng các tổ hợp phải thuộc 3 học kỳ đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. 
  •  Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện

Điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển của từng ngành đào tạo sẽ tính từ trên xuống dưới đến hết chỉ tiêu.

 Chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển dự kiến như sau:

  •  Tổ hợp môn xét tuyển D03, D04 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 là 1.0 điểm. 
  • Tổ hợp môn xét tuyển C00 cao hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 từ 1.0 – 1.5 điểm.

Tiêu chí phụ xét tuyển Trong trường hợp tại ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển ĐẠT của từng ngành đào tạo có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, Học viện sẽ sử dụng tiêu chí phụ theo thứ tự lần lượt như sau

  • Nguyện vọng cao hơn. 
  • Điểm trung bình cộng kết quả học tập môn Ngoại ngữ thuộc 3 học kỳ đã lựa chọn để tham gia xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03, D04, D06, D07; hoặc môn Toán đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A00; hoặc môn Ngữ văn đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển C00.

Tuyển sinh Học viện Ngoại giao xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn

 Chỉ tiêu: 3% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành

Đối tượng xét tuyển Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

Tốt nghiệp THPT

Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên

Thuộc 01 trong các đối tượng:

  • Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí – Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận (tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW trở lên) và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; 
  • Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định.

Điểm xét tuyển bao gồm:

  • Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển; 
  • Điểm phỏng vấn;
  • Điểm ưu tiên. 

Đối với các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á – Thái Bình Dương học và Luật thương mại 15 quốc tế

Công thức tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển (tính trên thang 40) = A+B+C+D+E Trong đó: A & B & C: là điểm trung bình cộng kết quả học tập của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. D: là điểm Phỏng vấn (tính trên thang 10). E: là điểm ưu tiên

 Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: Công thức tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển (tính trên thang 50) = Ax2+B+C+D+E Trong đó: A: là điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn tiếng Anh thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. B & C: là điểm trung bình chung học tập của 02 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển. D: là điểm Phỏng vấn (tính trên thang 10). E: là điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên bao gồm:

  •  Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  •  Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện

 Điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển của từng ngành đào tạo sẽ tính từ trên xuống dưới đến hết chỉ tiêu.

Chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển dự kiến như sau:

  • Tổ hợp môn xét tuyển D03, D04 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 là 1.0 điểm. 
  • Tổ hợp môn xét tuyển C00 cao hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 từ 1.0 – 1.5 điểm.

Tuyển sinh Học viện Ngoại giao xét tuyển sớm dựa trên Kết quả Phỏng vấn

Chỉ tiêu: 2% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Đối tượng xét tuyển Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

Tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam

Có một trong các Chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét 17 tuyển sau đây:

  • Tiếng Anh: IELTS Academic từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên, hoặc các Chứng chỉ Cambridge English Qualifications từ 169 điểm trở lên, hoặc SAT từ 1200 trở lên, hoặc ACT từ 25 điểm trở lên.
  •  Tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm trở lên. 
  • Tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 (mức điểm từ 270) trở lên. 
  • Tiếng Hàn Quốc: từ Topik 3 trở lên.
  •  Tiếng Nhật Bản: từ N3 trở lên. Lưu ý: Nếu thí sinh có các Chứng chỉ quốc tế không được liệt kê ở trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định.

Điểm xét tuyển bao gồm:

  •  Điểm Phỏng vấn;
  •  Điểm ưu tiên.

 Công thức tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = A+B Trong đó: A: là điểm Phỏng vấn (tính trên thang 10). B: là điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên bao gồm:

  • Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
  • Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện
  • Nguyện vọng cao hơn. 
  • Điểm Phỏng vấn.

Điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển của từng ngành đào tạo sẽ tính từ trên xuống dưới đến hết chỉ tiêu.

 Tiêu chí phụ xét tuyển Trong trường hợp tại ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển ĐẠT của từng ngành đào tạo có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, Học viện sẽ sử dụng tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

  • Nguyện vọng cao hơn. 
  • Điểm Phỏng vấn.

Tuyển sinh Học viện Ngoại giao xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Chỉ tiêu: 25% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Đối tượng xét tuyển Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

  • Tốt nghiệp THPT. 
  • Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.
  • Đối với phương thức xét tuyển này, Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ; không sử dụng kết quả điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi Tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển trong năm 2022; không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

 Điểm xét tuyển

Tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển

Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công thức tính điểm xét tuyển:

  •  Đối với ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á – Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế: Điểm xét tuyển (tính trên thang 30) = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có). 
  • Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm xét tuyển (tính trên thang 40) = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Tiếng Anh x 2) + Điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng được quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có).

Chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển dự kiến như sau:

  • Tổ hợp môn xét tuyển D03, D04 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 là 1.0 điểm. 
  • Tổ hợp môn xét tuyển C00 cao hơn tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D06 và D07 từ 1.0 – 1.5 điểm.

Tiêu chí phụ xét tuyển Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Học viện sẽ sử dụng tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

  • Nguyện vọng cao hơn. 
  • Điểm thi môn Ngoại ngữ đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03, D04, D06, D07; hoặc môn Ngữ văn đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển C00; hoặc môn Toán đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A00 để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển.

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao năm nay của các ngành dao động từ 25,15 đến 29,25 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển trong tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Mỗi phương thức xét tuyển có chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp một phương thức xét tuyển không hết chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương 2 thức khác. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo các phương thức khác nhau nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định và phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các phương thức xét tuyển từ cao xuống thấp.

 Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thí sinh được xét bình đẳng theo điểm xét, không phân biệt thứ tự của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì Học viện sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển. Điểm xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Thí sinh chỉ được trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, Học viện Ngoại giao sẽ xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung.

Chính sách về điểm ưu tiên trong tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Điểm ưu tiên theo quy định của Học viện Ngoài điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh được cộng điểm ưu tiên theo quy định của Học viện nếu đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:

  • Tham gia/ Đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi;
  •  Là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia;
  • Có chứng chỉ quốc tế; – Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực được cấp có thẩm quyền (tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW trở lên) xác nhận và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; 
  • Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định.

Nguyên tắc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh Học viện Ngoại giao

  •  Mỗi đối tượng ưu tiên sẽ có mức điểm cộng riêng theo quy định của Học viện.
  • Thí sinh được cộng tối đa điểm ưu tiên nếu đồng thời đáp ứng nhiều đối tượng ưu tiên (trừ các trường hợp ngoại lệ quy định tại Bảng 1: Mức điểm cộng ưu tiên và Phụ lục Bảng 1: Mức điểm ưu tiên theo Chứng chỉ quốc tế).

Mức điểm cộng ưu tiên trong tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh
Điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh
Điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh
Điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh
Đối tượng ưu tiên của học viện
Điểm cộng ưu tiên theo chứng chỉ quốc tế
Điểm cộng ưu tiên theo chứng chỉ quốc tế
Mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh 2022

Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Tổng chỉ tiêu hệ Đại học Chính quy : 2010

Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:

  • Ngành Quan hệ quốc tế : 450 
  • Ngành Ngôn ngữ Anh : 200
  • Ngành Kinh tế quốc tế : 250
  • Ngành Luật quốc tế : 200 
  • Ngành Truyền thông quốc tế : 450 
  • Ngành Kinh doanh quốc tế : 200 
  • Ngành Châu Á – Thái Bình Dương học : 160
  •  Ngành Luật thương mại quốc tế : 10

Ngưỡng đảm bảo đầu vào tuyển sinh Học viện Ngoại giao

 Mỗi phương thức xét tuyển có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng. Cụ thể như sau:

  • Đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ; xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT ; xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn và xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên tổng điểm của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển của Học viện trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. 
  • Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2022 mà đăng ký xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT hoặc xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn : Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao tại năm thí sinh tốt nghiệp. 
  • Đối với các thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên kết quả Phỏng vấn do Học viện tổ chức.

Tổ chức tuyển sinh Học viện Ngoại giao

  • Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn: Thí sinh đăng ký xét tuyển sớm tại Cổng thông tin tuyển sinh của Học viện tại địa chỉ website: https://tuyensinh.dav.edu.vn và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Học viện. 
  • Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển dựa trên Kết quả Phỏng vấn : Thí sinh KHÔNG đăng ký xét tuyển tại Cổng thông tin tuyển sinh của Học viện, mà điền Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Học viện. 
  • Kế hoạch tuyển sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề nghị thí sinh thường xuyên theo dõi trên các trang thông tin điện tử chính thức của Học viện để được cập nhật. TT Nội dung Kế hoạch tuyển sinh

Nguồn: Tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Ngọc Anh Nguyễn
Thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp: Navigates
Logo