Trường Đại học Ngoại Thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University, tên viết tắt: FTU) là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính thức được thành lập vào năm 1960, trên cơ sở chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường Học viện Ngoại giao và Đại học Ngoại thương. Từ đó đến nay, trường dần dần trở thành một trong các trường đại học tốt nhất cả nước.

Giới thiệu trường Đại học Ngoại thương
Tiền thân của FTU là một bộ môn trực thuộc Bộ Ngoại giao, trường chính thức được thành lập vào năm 1960. Trường chủ trương đào tạo các lĩnh vực kinh tế theo phương hướng quốc tế, đối ngoại chứ không chỉ đào tạo về kinh tế – tài chính đơn thuần. Đây là điểm khác biệt so với các trường cùng khối ngành kinh tế – tài chính khác như Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại,…
Tên trường | Đại học Ngoại thương – Foreign Trade University (FTU) |
Ngày thành lập | 1960 |
Địa chỉ | 91 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội |
Hiệu trưởng | Bùi Anh Tuấn |
Mã trường | NTH |
Website | https://www.ftu.edu.vn/ |
https://www.facebook.com/ftutimesofficial/ | |
SĐT | 024 3259 5158 |
Cơ sở khác | Ngoại thương Cơ sở II, Thành phố Hồ Chí Minh Ngoại thương Cơ sở Quảng Ninh |
Chương trình đào tạo
Trường ĐH Ngoại thương có đa dạng các hệ đào tạo như:
- Đại học chính quy
- Liên kết quốc tế
- Sau đại học
- Chương trình đào tạo trực tuyến
- Đào tạo liên thông, vừa làm vừa học
Thông tin tuyển sinh trường Đại học Ngoại thương 2023
Phương thức tuyển sinh
Các phương thức xét tuyển, tuyển sinh năm 2023 dự kiến của trường ĐH Ngoại thương cụ thể như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi/thi khoa học kỹ thuật quốc gia, đoạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức 5: Phương thức ét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6: Xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT).
Đối tượng, điều kiện tuyển sinh
Phương thức 1:
- Đối tượng 1: Thí sinh tham gia hoặc đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/kỳ thi KHKT cấp quốc gia môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật).
- Đối tượng 2: Thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố (lớp 11 hoặc lớp 12) môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật).
- Đối tượng 3: Thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán – Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật (trúng tuyển vào hệ chuyên, lớp chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên)
Phương thức 2:
- Đối tượng 1: Thí sinh thuộc hệ chuyên, lớp chuyên Toán – Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên
- Đối tượng 2: Thí sinh hệ không chuyên; hoặc hệ chuyên lớp chuyên (khác với các tổ hợp môn xét tuyển của Nhà trường)
- Đối tượng 3: Thí sinh (hệ chuyên và không chuyên) có các chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT hoặc A-level
Lưu ý áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 5:
Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đạt 100/150 điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và 850/1200 điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Các ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh
Hiện nay trường đào tạo các ngành sau:
STT | Tên ngành/chuyên ngành | Mã xét tuyển |
A. TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI | ||
1 | Ngành Luật | NTH01-01 |
Chương trình tiêu chuẩn Luật thương mại quốc tế | ||
Chương trình ĐHNNQT Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp | ||
2 | Ngành Kinh tế | NTH01-02 |
Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế đối ngoại | ||
Chương trình tiêu chuẩn Thương mại quốc tế | ||
Ngành Kinh tế quốc tế | ||
Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế quốc tế | ||
Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế & Phát triển quốc tế | ||
3 | Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế | NTH02-01 |
Ngành Quản trị khách sạn, chương trình ĐHNNQT Quản trị khách sạn | ||
4 | Ngành Kinh doanh quốc tế | NTH02-02 |
Chương trình tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế | ||
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản | ||
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | ||
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Kinh doanh số | ||
Ngành Marketing, chương trình ĐHNNQT Marketing số | ||
5 | Ngành Tài chính – Ngân hàng | NTH03 |
Chương trình tiêu chuẩn Tài chính quốc tế | ||
Chương trình tiêu chuẩn Phân tích và Đầu tư tài chính | ||
Chương trình tiêu chuẩn Ngân hàng | ||
Ngành Kế toán | ||
Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán | ||
Chương trình ĐHNNQT Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA | ||
6 | Ngành Ngôn ngữ Anh | NTH04 |
Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Anh thương mại | ||
7 | Ngành Ngôn ngữ Pháp | NTH05 |
Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Pháp thương mại | ||
8 | Ngành Ngôn ngữ Trung | NTH06 |
Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Trung thương mại | ||
9 | Ngành Ngôn ngữ Nhật | NTH07 |
Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Nhật thương mại | ||
B. CƠ SỞ QUẢNG NINH | ||
1 | Ngành Kế toán, Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán | NTH08 |
Ngành Kinh doanh quốc tế, Chương trình tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế | ||
C. CƠ SỞ II TP.HCM | ||
1 | Ngành Kinh tế, Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế đối ngoại | NTS01 |
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế | ||
2 | Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chương trình tiêu chuẩn Tài chính quốc tế | NTS02 |
Ngành Kế toán, Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán | ||
3 | Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế | NTS03 |
Ngành Marketing, chương trình ĐHNNQT Truyền thông Marketing tích hợp |
Năm 2023 tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của trường dự kiến là 4.100 sinh viên cho trụ sở chính tại Hà Nội và các cơ sở TP.HCM, Quảng Ninh.
Năm nay FTU bắt đầu triển khai tuyển sinh ngành kinh tế chính trị, chương trình kinh tế chính trị quốc tế tại trụ sở chính Hà Nội.
Điểm chuẩn
Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương 2022 ổn định và chênh lệch không nhiều so với năm 2021. Trường lấy điểm chuẩn từ 27,5 (tổ hợp A00), cao nhất là nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế 28,4.

Học phí trường Đại học Ngoại thương
Học phí năm 2022-2023 dự kiến theo từng chương trình đào tạo cụ thể như sau:
Chương trình đại trà | 22.000.000 VNĐ/ năm |
Chương trình giáo dục chất lượng cao | 42.000.000 VNĐ/ năm |
Chương trình tiên tiến | 65.000.000 VNĐ/ năm |
Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế | 40.000.000 – 60.000.000 VNĐ/ năm |
Mức học phí của đại học Ngoại thương không phải quá cao. Mức phí trường yêu cầu tương đương với các trường cùng khối ngành kinh tế, tài chính. Ngoài ra, so với chất lượng giảng dạy cùng cơ sở vật chất của nhà trường, số tiền học các bạn sinh viên phải bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
Học bổng
Học bổng khuyến khích học tập tại Ngoại thương sẽ được trao một năm hai lần qua từng kỳ học. Chỉ 10% sinh viên có kết quả học tập cao nhất toàn khóa từng chuyên ngành được nhận học bổng này. Số lượng sinh viên được trao ở mỗi ngành, mỗi khóa là khác nhau, tùy thuộc vào mật độ điểm và chất lượng điểm trong kỳ.
Mức học bổng | (đồng/ kỳ) |
Khá | 7.200.000 |
Giỏi | 9.200.000 |
Xuất sắc | 11.200.000 |
Đời sống sinh viên
Các câu lạc bộ của trường
- Tổ chức Đoàn, Hội: Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên
- Nhóm CLB chuyên môn: CLB Kế toán – Kiểm toán, CLB Chứng khoán, CLB Nguồn nhân lực, CLB Marketing, CLB Thương mại điện tử, CLB Nhà tư vấn Luật, CLB Kinh doanh quốc tế, CLB Nghiên cứu thị trường Bất động sản, CLB Nhà doanh nghiệp tương lai, CLB Du học, CLB SV Nghiên cứu khoa học, CLB Sở hữu trí tuệ, CLB Khởi nghiệp sáng tạo vv…
- Nhóm CLB ngôn ngữ: CLB Tiếng Anh, CLB Tiếng Pháp, CLB Tiếng Nhật, CLB Tiếng Trung – CC FTU
- Nhóm CLB sở thích: CLB Mỹ thuật, FTU Guitar, CLB Âm nhạc – MC FTU, CLB Tuyên truyền Ca khúc Cách mạng , CLB Nhảy, CLB Thể Thao, CLB Khám phá Hàn Quốc, CLB Cờ vua, CLB MC và Thời trang, CLB Những người yêu thích sách, vv…
- Nhóm CLB tình nguyện: CLB Kỹ Năng Sống, CLB Tình nguyện Đồng hương Nghệ An, CLB Kết nối trái tim, CLB Môi trường 350 Việt Nam
- Nhóm CLB truyền thông: CLB Diễn đàn sinh viên, CLB Truyền thông
Ăn chơi quanh trường
Dear November Coffee


Youone hotdog

Yutang Chùa Láng

Vincom Nguyễn Chí Thanh

Ký túc xá
Đối tượng được xét ở Ký túc xá Ngoại thương năm học 2022 – 2023 thuộc nhóm đối tượng ưu tiên sau:
- Bản thân là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang
- Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có thể chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học – Là người được Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh cấp chứng nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
- Sinh viên mồ côi cha mẹ
- Sinh viên thuộc hộ nghèo (có sổ)
- Sinh viên thuộc dân tộc thiểu số Việt Nam
Lệ phí ở ký túc xá:
- Đối tượng ưu tiên: 150.000 đồng/tháng/SV
- Đối tượng không ưu tiên (Nếu còn chỗ ở): 300.000 đồng/tháng/SV
Hình ảnh, cơ sở vật chất
Đại học Ngoại thương có tới 3 cơ sở tại Hà Nội (Trụ sở chính), Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh . Ở mỗi nơi, cơ sở vật chất đều đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.





